Chỉ thị 02/CT-TLĐ năm 2004 về việc đẩy mạnh công tác tư vấn pháp luật của công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 02/CT-TLĐ
Ngày ban hành 28/05/2004
Ngày có hiệu lực 28/05/2004
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Cù Thị Hậu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Dịch vụ pháp lý

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/CT-TLĐ

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2004 

 

CHỈ THỊ

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA CÔNG ĐOÀN

Trong những năm qua, công tác tư vấn pháp luật của công đoàn đã có những bước phát triển quan trọng cả về tổ chức và nội dung hoạt động; góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, chính đáng của đoàn viên và người lao động.

Bên cạnh những cố gắng và thành tích đạt được, công tác tư vấn pháp luật của công đoàn cũng còn nhiều hạn chế. Bộ máy làm nhiệm vụ tư vấn pháp luật vừa thiếu, vừa không thống nhất về mô hình: chất lượng và nội dung hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu của đoàn viên và người lao động trong giai đoạn hiện nay.

Từ thực tế trên. Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định: “ Phát triển đa dạng các hình thức và nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người lao động. Tiếp tục thành lập các văn phòng tư vấn pháp luật miễn phí cho người lao động”. Điều lệ Công đoàn Việt Nam cũng quy định, đoàn viên có quyền: “ Được Công đoàn tư vấn miễn phí về pháp luật lao động và Công đoàn”.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn và Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn.

Để thống nhất triển khai các văn bản trên, nhanh chóng khắc phục những hạn chế của công tác tư vấn pháp luật trong thời gian qua, đẩy mạnh công tác tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật trong thời gian tới, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn yêu cầu Công đoàn các cấp thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

l. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương và các quy định của Tổng Liên đoàn về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật của công đoàn; xác định rõ hoạt động tư vấn pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cúa công đoàn các cấp nhằm góp phần thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động.

2. Căn cứ vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của địa phương, ngành và cơ sở, mỗi cấp công đoàn quyết định lựa chọn hình thức tổ chức tư vấn pháp luật ở cấp mình theo hướng chủ yếu sau đây:

a. Văn phòng tư vấn pháp luật thành lập ở Liên đoàn lao động cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương và Công đoàn các Tống Công ty trực thuộc Tổng liên đoàn;

b. Những nơi có đủ điều kiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 786/QĐ-TLĐ ngày 27 tháng5 năm 2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn thì thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn;

c. Tổ tư vấn pháp luật thành lập ở Liên đoàn lao động cấp quận, huyện , thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Công đoàn ngành địa phương và những công đoàn cơ sở lớn có nhiều công đoàn cơ sở thành viên;

d. Các công đoàn cơ sở khác, cử cán bộ làm chuyên viên tư vấn pháp luật dể thực hiện công tác tư vấn pháp luật ở cơ sở.

3. Nội dung tư văn pháp luật tập trung chú yếu vào pháp luật lao dộng và Công đoàn. Những nơi thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật nếu có điều kiện có thể mở rộng nội dung hoạt động để thu phí đối với các lĩnh vực hình sư, dân sự, hành chính hoặc lĩnh vực pháp luật khác.

4. Các cấp công đoàn cần quan tâm đầu tư, tạo điều kiện về cán bộ, tài chính. địa điểm và các điều kiện vật chất khác nhảm đẩy mạnh và phát triển hoạt động tư v~n pháp luật ở cấp mình.

5. Quá trình tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật ở các cấp, cần tăng cường mối quan hệ phối hợp với các tổ chức tư vấn pháp luật của Nhà nước, phối hợp giữa các tổ chức tư vấn pháp luật của công đoàn và các cơ quan chuyên môn khác trong hệ thống tổ chức Công đoàn.

Các cấp Công đoàn có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị này ở cấp mình và chỉ đạo công đoàn cấp dưới thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả triển khai, thực hiện với công đoàn cấp trên trực tiếp.

Ban Pháp luật Tổng Liên đoàn giúp Đoàn Chủ tịch theo dõi đôn đốc, tổng hợp tình hình và kết quả triển khai thi hành Chỉ thị; hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn pháp luật trong hệ thống tổ chức công đoàn.

 

 

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LĐLĐ VIỆT NAM
CHỦ TỊCH




Cù Thị Hậu

 

7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ