Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chỉ thị 01/2021/CT-CA về triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Tòa án năm 2021 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 01/2021/CT-CA
Ngày ban hành 05/01/2021
Ngày có hiệu lực 05/01/2021
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Hòa Bình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2021/CT-CA

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TÒA ÁN NĂM 2021

Năm 2021 dự báo tình hình thế giới, trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; đặc biệt là thiên tai, dịch bệnh có khả năng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội; tác động trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án. Đối với các Tòa án, dự báo slượng các loại vụ việc phải thụ lý, giải quyết tiếp tục có xu hưng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp; trong khi đó các Tòa án phải thực hiện nghiêm chủ trương về tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quhoạt động của bộ máy Nhà nước theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phn thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ thị:

1. Lãnh đạo Tòa án các cấp tổ chức quán triệt, trin khai thực hiện nghiêm Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp, đặc biệt, chú trọng quán triệt Nghị quyết Đại hội đảng các cấp và Nghị quyết số 01-NQ/BCS ngày 04/01/2021 của Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao về lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các Tòa án.

2. a án các cấp phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội cũng như của Tòa án nhân dân, cụ thể như sau[1]:

2.1. Bảo đảm 100% các vụ việc được giải quyết trong thời hạn luật định. Trong đó, giải quyết, xét xử đạt từ 90% trở lên đối với các vụ án hình sự; đạt từ 85% trở lên đối với các vụ, việc dân sự; đạt từ 65% trở lên đối với các vụ án hành chính; đạt từ 99% trở lên đối với các đề nghị xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án; đạt từ 60% trở lên đối với các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

2.2. Bảo đảm 100% các bn án, quyết định của Tòa án được ban hành trong thời hạn luật định (kể cả quyết định thi hành án hình sự đối với 100% người bị kết án phạt tù, pháp nhân thương mại bị kết án).

2.3. Bảo đảm 100% quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không bị hủy, sửa theo thủ tục giám đốc thẩm.

2.4. Bảo đm tổng số bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan không vượt quá 1,5% tổng số các loại án.

3. Để hoàn thành các chỉ tiêu nêu trên, cần tập trung thực hiện tốt các công việc sau:

3.1. Căn cứ vào tình hình thực tế đề ra Kế hoạch và giải pháp tập trung thực hiện trong năm 2021 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các loại vụ việc; bảo đảm giải quyết các vụ việc đúng quy định của pháp luật.

3.2. Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, bo đảm xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm cũng như vi phạm thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; việc xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo, áp dụng hình phạt khác không phải là hình phạt tù phải bo đảm có căn cứ, đúng pháp luật. Chủ động, tích cực thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp và các vụ án dư luận xã hội quan tâm.

3.3. Trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự, cần có giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử, nhất là các vụ án kinh doanh, thương mại, các yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, bảo đảm không để án quá hạn luật định do nguyên nhân chủ quan của Tòa án; hạn chế tối đa việc tạm đình chỉ nhiều lần đối với một vụ án, tạm đình chgiải quyết vụ án không có căn cứ pháp luật. Khắc phục triệt để các thiếu sót, vi phạm trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự theo Chthị số 04/2017/CT-CA ngày 03/10/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để nâng cao hơn nữa tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc dân sự. Phấn đấu cải thiện chsố giải quyết tranh chấp hợp đồng và chỉ số giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Việt Nam.

3.4. Tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị s03/2018/CT-CA ngày 05/12/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính, hạn chế thấp nhất việc để án quá hạn không đúng quy định của pháp luật; nâng tỷ lệ đối thoại thành các khiếu kiện hành chính. Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần tích cực triển khai thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chđộng tham mưu cho cấp ủy địa phương về giải quyết vụ án hành chính. Tập trung đào tạo, bồi dưng, tập huấn chuyên sâu để nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của Thẩm phán được giao xét xử vụ án hành chính.

3.5. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; bảo đảm việc trả lời đơn có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Làm tốt hơn nữa công tác phối hợp với Viện kiểm sát để rà soát, xem xét, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Khắc phục tình trạng đã trả lời không có căn cứ kháng nghị, nhưng sau đó lại kháng nghị hoặc kháng nghị, nhưng sau đó lại phải rút kháng nghị. Khắc phục triệt để tình trạng chậm gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Các Tòa án phải thực hiện nghiêm quy định về thời hạn chuyển hồ sơ các vụ việc có đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm khi được yêu cầu.

3.6. Nâng cao chất lượng xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; công tác thi hành án hình sự bảo đảm việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải đủ căn cứ và đúng pháp luật. Kịp thời giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại và xử lý nghiêm trách nhiệm của người gây oan sai theo quy định của Luật Trách nhiệm bi thường của Nhà nước.

3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới để kịp thời phát hiện, khắc phục, rút kinh nghiệm những sai sót chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết, xét xử các loại vụ việc.

3.8. Thực hiện tốt các yêu cầu của phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp; tăng cường tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, coi đây là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Thẩm phán. Tiếp tục duy trì chỉ tiêu mỗi Thm phán phải chủ tọa ít nht một phiên tòa rút kinh nghiệm; tùy tình hình thực tin, lãnh đạo đơn vị xem xét giao bổ sung chỉ tiêu này cho từng Thm phán.

3.9. Nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án, bảo đảm đúng pháp luật, chặt chẽ, rõ ràng, khả thi. Chỉ đạo thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn về nội dung, hình thức bản án, quyết định; tổ chức tập huấn, đánh giá thực tiễn áp dụng để kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp; có hình thức khen thưởng, rút kinh nghiệm, xem xét trách nhiệm đối với các Thẩm phán. Kịp thời sửa chữa, bổ sung bản án theo quy định đối với các bản án, quyết định có sai sót. Chấm dứt tình trạng chậm gửi bản án, quyết định của Tòa án cho đương sự và cơ quan hữu quan.

3.10. Thực hiện nghiêm túc việc công khai bản án, quyết định của Tòa án trên Cng thông tin điện tử Tòa án nhân dân; phấn đấu trong năm 2021 và các năm tiếp theo, 100% bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, có đủ điều kiện công khai đều được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

4. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 06/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc. Tổ chức thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp, cơ quan tổ chức hữu quan, cơ quan bổ trợ tư pháp. Quan tâm giải quyết, khắc phục kịp thời những sai sót, vi phạm đã được Viện kiểm sát kiến nghị và kịp thời đề ra các biện pháp, giải pháp phòng ngừa các thiếu sót, vi phạm, nhất là các vi phạm có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Tòa án. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp rà soát các bản án dân sự chưa thi hành do tuyên không rõ ràng để giải thích, đính chính hoặc đề xuất kháng nghị theo quy định.

5. Tăng cường xây dựng thể chế và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử. Hoàn thiện dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật được phân công chủ trì soạn thảo hoặc tham gia xây dựng bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng, ban hành các Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và giải đáp kịp thời các vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ. Các Tòa án cần tích cực, chủ động tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử để đề xuất hướng dẫn áp dụng thống nhất. Triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo đúng kế hoạch đảm bảo kịp thời và hiệu quả.

6. Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, gắn với xây dựng Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh.

6.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ; thực hiện có hiệu quả các giải pháp đột phá trong công tác tổ chức cán bộ. Phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền thông qua các Đề án về đi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, về cơ cấu vị trí việc làm, về cải cách chính sách tiền lương trong Tòa án nhân dân; đồng thời có kế hoạch tổ chức thực hiện ngay sau khi được thông qua.

Hoàn thiện đầy đủ các quy định, quy chế trong công tác tổ chức cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ; tiêu chuẩn chức vụ, chức danh; thi tuyển chọn các chức danh lãnh đạo, quản lý; đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân. Làm tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ. Đẩy mạnh công tác phối hợp với cấp ủy địa phương trong công tác tổ chức cán bộ của các Tòa án.

6.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch, sử dụng và yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân; chú trọng làm tốt công tác đào tạo lý luận chính trị, nghiệp vụ xét xử, đào tạo các chức danh tư pháp. Duy trì, đổi mới hình thức, nội dung tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, knăng tạo nguồn nhân lực chất lượng cho các Tòa án. Có cơ chế, giải pháp để động viên cán bộ, công chức, viên chức tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

6.3. Các Tòa án và người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải tiên phong, nêu gương trong việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân và phòng chống tham nhũng, lãng phí.

[...]