Biên bản số 32/2004/LPQT kỳ họp lần thứ 26 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Số hiệu 32/2004/LPQT
Ngày ban hành 16/01/2004
Ngày có hiệu lực 16/01/2004
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

 

BỘ NGOẠI GIAO

******

 

Số: 32/2004/LPQT

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2004

 

Biên bản kỳ họp lần thứ 26 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có hiệu lực từ ngày 16 tháng 01 năm 2004./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

 

BIÊN BẢN

KỲ HỌP LẦN THỨ 26 ỦY BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VỀ HỢP TÁC KINH TẾ, VĂN HÓA, KHOA HỌC KỸ THUẬT GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO.

I. CHƯƠNG TRÌNH KỲ HỌP

1. Từ ngày 15 đến ngày 16 tháng 01 năm 2004, tại Viêng chăn, Thủ đô nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào đã tiến hành kỳ họp lần thứ 26 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Đoàn Việt Nam do đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam – Lào, Trưởng đoàn.

Đoàn Lào do đồng chí Thoong – lun Xi – xu – lít, Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Phân ban hợp tác Lào – Việt Nam, Trưởng đoàn.

Danh sách thành viên của đoàn Việt Nam và đoàn Lào (sau đây gọi tắt là hai Bên) ghi trong Phụ lục kèm theo.

2. Hai Bên thông qua chương trình làm việc của kỳ họp, đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật 2003, trao đổi phương hướng nhiệm vụ hợp tác năm 2004; ký Biên bản kỳ họp và Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào năm 2004.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NĂM 2003

Trên cơ sở Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật năm 2003; Hiệp định khung 2001 – 2005 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 06 tháng 02 năm 2001 tại Hà Nội. Hai bên đã trao đổi và thống nhất ghi nhận một số vấn đề chủ yếu về tình hình thực hiện Hiệp định năm 2003 sau đây:

1. Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật trong ba năm qua (2001 – 2003) đã có bước phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo của mỗi Bên; góp phần thiết thực phát triển nông nghiệp và nông thôn của Lào trên cơ sở Chương trình an ninh lương thực và Quy hoạch sản xuất lương thực các cánh đồng lớn của Lào đã được thoả thuận tại Hiệp định hợp tác 5 năm (2001 – 2005).

Năm 2003, hai bên đã có nhiều cố gắng thực hiện các thỏa thuận, cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh, tạo điều kiện hỗ trợ thiết thực  trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Hợp tác đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng, bằng nhiều hình thức phong phú và được mở rộng giữa các địa phương hai nước. Số cán bộ, học sinh học tập tại Việt Nam đã tăng 1,5 lần, trong số học sinh khá giỏi tăng gấp hai lần so với năm 2002.

Hợp tác giao thông được quan tâm, các tuyến đường nối qua biên giới được hai bên đầu tư, nâng cấp đã phát huy được hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc qua lại và phát triển kinh tế giữa hai nước. Một số hệ thống thủy lợi lớn Đông – phu – xi và Thà – phạ - nọng – phông đang được cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng. Các địa phương, nhất là địa phương có chung đường biên giới đã có nhiều hoạt động hợp tác, giúp đỡ cụ thể trong nhiều lĩnh vực, phát huy được truyền thống tốt đẹp sẵn có và sẵn sàng chia sẻ bằng khả năng của mình.

Hoạt động đầu tư có bước phát triển. Trong 3 năm (2001 – 2003) đã cấp 18 giấy phép đầu tư vào Lào, trong đó năm 2003 cấp 5 giấy phép với vốn đăng ký 5.051.897 USD. Một số dự án lớn có tác động trực tiếp tới phát triển hợp tác kinh tế giữa hai nước đã và đang được mở ra. Hai Bên cũng đã tích cực, chủ động điều chỉnh các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư hoạt động.

Việc sử dụng vốn viện trợ đang được triển khai theo tiến độ và kế hoạch. Trong 3 năm đã thực hiện được 56,35% số vốn theo thỏa thuận ký kết 5 năm (2001 – 2005), hoàn thành 20 trên tổng số 38 dự án. Năm 2003, đã tập trung đầu tư hoàn thành 5 dự án, bằng 31% số dự án trong năm. Hầu hết các dụ án được ghi chuẩn bị điều đã đưa vào triển khai thực hiện.

Hoạt động thương mại có đổi mới thông qua các hoạt động hội chợ giao lưu thương mại giữa hai nước. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hai Bên được duy trì ở mức trên 110 triệu USD/năm. Thông qua các mặt hàng trao đổi đã phản ánh thực chất nhu cầu thị trường ở mỗi Bên và có tác động nhất định đến sản xuất của mỗi nước.

Nhiều hoạt động hợp tác đa phương được phối hợp triển khai như: Hội nghị lần thứ nhất các tỉnh và các doanh nghiệp trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia (tháng 8 năm 2003); Hội nghị cấp cao thường niên các tỉnh ba nước Việt Nam – Lào – Thái Lan sử dụng tuyến đường 8 lần thứ tám tại Na-khôn-pha-nôm, Thái Lan; Hội nghị phát triển du lịch ba nước Việt Nam – Lào – Thái Lan sử dụng tuyến đường 8 lần thứ tư tại Hà Tĩnh (tháng 9 năm 2003) và các chương trình hoạt động tiểu vùng và khu vực khác đã ký kết.

2. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác hai Bên cũng còn những khó khăn tồn tại:

Hai bên chưa tận dụng hết được sự ưu đãi đã được thỏa thuận giữa hai Chính phủ tại “Thỏa thuận Viêng-chăn 2002”, “Thoả thuận sử dụng cảng Vũng Áng” và các thỏa thuận khác. Thiếu sự hợp tác đồng bộ giữa một số Bộ, ngành của mỗi Bên để chuyển hóa khó khăn, vướng mắc thành những cơ hội tiện dụng thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước phát triển. Quản lý lao động và dân cư qua lại biên giới có tiến bộ, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề tồn đọng và tạo điều kiện thuận lợi về cư trú cho lao động theo hợp đồng để tạo sự chuyển biến trong hoạt động đầu tư, thương mại giữa hai nước.

Chất lượng đào tạo chưa được như mong muốn. Các dự án dàn trải, chậm triển khai và đưa vào sử dụng, chưa phát huy hiệu quả đầu tư. Khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường của mỗi Bên còn yếu. Chính sách giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước triển khai chậm và chưa triệt để, chưa thực sự tạo điều kiện cho hàng hóa của mỗi Bên xâm nhập vào thị trường của nhau. Việc quy định danh mục hoặc giá trị hàng hoá được giảm thuế phần nào chưa phù hợp với nhu cầu hàng hoá trên thị trường của mỗi Bên cũng như hoạt động thương mại của các doanh nghiệp.

Hợp tác của các địa phương phát triển mạnh, đi vào chiều sâu, nhưng khả năng của hai bên đều rất khó khăn và hạn hẹp vì vậy còn có những thoả thuận chưa đạt như yêu cầu mong muốn.

[...]