Báo cáo 67/BC-UBND năm 2015 tình hình thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2010-2015 và chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 67/BC-UBND
Ngày ban hành 10/08/2015
Ngày có hiệu lực 10/08/2015
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/BC-UBND

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 8 năm 2015

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 VÀ CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Công văn số 01/BCĐ ngày 29/6/2015 của Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo tình hình thực hiện trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. Tổng quan về hiện trạng đa dạng sinh học (ĐDSH) của tỉnh Thanh Hóa:

1. Đa dạng hệ sinh thái (HST):

Tỉnh Thanh Hóa có 6 nhóm hệ sinh thái điển hình gồm:

a) Hệ sinh thái núi đá vôi

Vùng núi đá vôi có đai cao trên 700m tới 1.600m ở Thanh Hóa chiếm diện tích không nhiều, tập trung chủ yếu vùng núi Tây Bắc tỉnh thuộc các huyện Quan Hóa, Bá Thước phn lớn thuộc KBTTN Pù Luông và một phần rất nhỏ ở Lang Chánh, với diện tích khoảng 33.100 ha. Trong hệ sinh thái độc đáo và quý giá này chứa đựng nhiều nguồn gen đặc hữu và quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế. Rừng nguyên sinh không còn nhiều, chủ yếu phân bố trên những sườn dốc, đỉnh núi cao, hiểm trở xa khu dân cư. Hầu hết chúng phân bố từ độ cao trên 1.000m và đang có xu hướng thu hẹp diện tích theo cùng độ cao trong khu vực.

b) Hệ sinh thái núi đất

HST núi đất có đai cao từ 700 - 1.600m ngoài diện tích rừng ít bị tác động chiếm tỷ lệ nhỏ và có trạng thái khá nguyên vẹn. Các quần xã thứ sinh cũng đã xuất hiện sau những tác động của con người. Có thể ghi nhận các quần xã chính như sau: Các quần xã rừng kín thường xanh cây lá rộng đã trở thành hệ sinh thái đặc trưng cho vùng núi Tây Bắc và Tây Thanh Hóa, kéo dài từ Quan Hóa, Mường Lát tới Thường Xuân. Tính chất khác biệt của quần xã rừng rậm nhiệt đới thường xanh thuộc đai cao này trước hết bi cấu trúc và thành phần loài. Rừng có cấu trúc 4 tầng, trong đó có hai tng cây gỗ, tầng cây gỗ vượt tán vng mặt. Các loài cây gỗ đều thuộc loài thường xanh, phần lớn trong số chúng là cây lá rộng, cây lá kim có thể có nhưng không chiếm ưu thế và thường mọc xen lẫn với cây lá rộng.

HST núi đất có đai cao dưới 700m thuộc về các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Cm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Thạch Thành. Hiện nay, rừng rậm thường xanh cây lá rộng chỉ còn chiếm diện tích nhỏ, tập trung chủ yếu ở Như Xuân, còn lại phân bố rải rác trong các huyện miền núi trên. Các quần xã rừng còn lại hầu hết là rừng thứ sinh, bị tác động mạnh và ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho các quần xã cây bụi, quần xã cỏ và qun xã thực vật canh tác thứ sinh.

c) Hệ sinh thái nước ngọt

Các quần xã cây thủy sinh ở đầm, ao, hồ bao gồm các quần xã ven bờ như: Phragmites vallatoria (Sậy), Ludwigia adscendens (Rau dừa nước); các quần xã sống chìm Vallisneria spiralis (Rong mái chèo), Hydrilla verticillata (Rong tóc tiên) và các quần xã trôi nổi Eichhornia crassipes (Bèo tây), Pistia stratioites (Bèo cái), Salvinia cucullata (Bèo tai chuột).

Trên đầm lầy ngập nước, các quần xã với loài ưu thế là Phragmites vallatoria (Sậy), Ludwigia adscendens (Rau dừa nước). Đôi chỗ thấy có các loài cây bụi rải rác như Cephalanthus naucleoides (Gáo nước), hoặc là các quần xã không có loài ưu thế rõ rệt. Trên hệ thống ao, hồ có các quần xã sống trôi nổi trên mặt nước, các loài ưu thế là Eichhornia crassipes (Bèo tây), Pistia stratioites (Bèo cái), Salvinia cucullata (Bèo tai chuột). Các loài có thân và rễ chìm trong bùn và nước, nhưng lá nổi ở mặt nước hoặc trên mặt nước là Nelumbo nucifera (Sen), Nymphaea pubescens (Súng), Ludwigia hyssopifolia (Rau mương), Ludwigia adscendens (Rau dừa nước), các loài sống chìm đứng thẳng nhờ nước có Vallisneria spiralis (Rong mái chèo), Hydrilla verticillata (Rong tóc tiên), Utricularia aurea (Rong trứng vàng)...

Hệ động vật thủy vực nước ngọt đa dạng với nhiều loài đặc trưng cho nước ngọt như Carassius auratus (Linnaeus, 1758) (Cá diếc); Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 (Cá chép); Schistura fasciolata (Nich. & Pope, 1927) (Cá chạch suối mười sọc); Sinanodonta elliptica (Heude) (Trai sông)... Theo lưới thức ăn, các loài chim có Egretta garzetta (Cò trắng); Amauronis phoenicuruss Pennant, 1769 (Cuốc ngực trắng)...

d) Hệ sinh thái cửa sông, ven biển

HST cửa sông, ven biển phân bố trên dải đất ven biển và cửa sông (5 cửa sông), chịu ngập triều, từ huyện Nga Sơn tới Tĩnh Gia. Thành phần chủ yếu là Aegiceras corniculatum (Sú), Bruguiera gymnorhiza (Vẹt), Rhizophora stylosa (Đước), với chiều cao thấp, khoảng 5-7m. Chiều cao quần xã thường thấp, tầng vượt tán 6-8m, thường là Sonneratia caseolaris (Bần) (Sonneratiaceae), tầng ưu thế sinh thái 5-6m thuộc về các đại diện của họ Đước Rhizophoraceae như Rhizophora stylosa (Đước vòi), Bruguiera gymnorhiza (Vẹt), Kandelia candel (Trang). Hiện tại rừng đang được trồng lại chủ yếu là Trang, Bần và thu được kết quả khả quan.

Các quần xã cây bụi thấp, thứ sinh, ngập mặn trên đất cát - bùn tương đối nông (quần xã Vẹt, Đước vòi; quần xã Sú, Cóc kèn).

Phân bố trên đất cát bùn nông, hầu hết bị tác động mạnh, chiều cao quần xã thay đổi từ 0,7m đến 2m. vùng ven biển huyện Nga Sơn trên những diện tích còn có mật độ cây bụi ngập mặn tương đối rậm, thành phần loài ưu thế gồm Rhizophora stylosa (Đước), Bruguiera gymnorhiza (Vẹt). Các cá thể thuộc loài Kandelia candel (Trang), Sonneratia caseolaris (Bần) mọc thưa thớt. Các loài đi theo thường là Acanthus ilicifolius (Ô rô), Acrostychum aureum (Ráng)... mọc sát bờ, nơi ít mặn hơn.

Ở quần xã cỏ ngập mặn, xác định các loài ưu thế là Cyperus malaccensis (Cói), Eleocharis aff dulcis (Cỏ năng)... trên đất ít mặn

e) Hệ sinh thái nông nghiệp

HST nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của HST, là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, là các HST nhân tạo do lao động của con người tạo ra.

HST nông nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng trung du và đồng bằng, phần lớn thuộc địa phận các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Đông Sơn, Nông Cống, Hà Trung, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia.

HST nông nghiệp bao gồm các quần thể cây trồng chủ đạo, chủ yếu là các loài thuộc họ Poaceae (họ Hòa thảo), họ Fabaceae (họ Đậu) và các qun thể cây trồng khác thay đổi tùy từng vùng và từng thời điểm trong năm, quần thể cỏ dại. Đặc điểm chính của HST nông nghiệp là có cây trồng chủ đạo, thành phần loài đơn giản, thay đổi giữa các khu vực, các mùa vụ trong năm.

Theo lưới thức ăn, hệ động vật có các loài sống dựa trên các quần thể cây trồng nông nghiệp, bao gồm các loài sâu, bệnh hại như Rầy nâu (Nilaparvata sp.), Sâu đục thân (Scirpophaga sp.) và các loài chuột.

f) Hệ sinh thái khu dân cư

HST khu dân cư tập trung ở các khu vực đồng bằng, trung tâm huyện thị xã, thành phố.

Quần xã của HST khu dân cư là quần xã sinh vật nhân tạo, chủ yếu là các loại cây trồng, vật nuôi cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho nhân dân địa phương. Các hộ gia đình sinh kế bằng nhiều nghề khác nhau. HST khu dân cư có quan hệ chặt chẽ với các HST lân cận.

[...]