Quyết định 2051/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Số hiệu | 2051/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 20/07/2016 |
Ngày có hiệu lực | 20/07/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký | Đặng Ngọc Sơn |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2051/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 07 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008; Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Thông tư số 01/2008/TT-BTC ngày 03/01/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học; Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Công văn số 882/BTNMT-TCMT ngày 19/3/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai, thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học và Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học; Công văn số 655/TCMT-BTĐDSH ngày 04/5/2013 của Tổng cục Môi trường về việc hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 636/TNMT-CCMT ngày 28/3/2016; của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 1802/STC-TCĐT ngày 17/6/2016; của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các Văn bản: số 400/BC-KHĐT ngày 27/6/2016 và số 1200/SKHĐT-KTN ngày 28/6/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
2. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Mục tiêu:
- Mục tiêu chung: Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái phong phú trên địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường và giá trị đa dạng sinh học; có những đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cho quốc gia và khu vực.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được đầy đủ, có hệ thống nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh.
+ Quy hoạch được tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Tổ chức và quản lý có hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên, tính đa dạng sinh học, cảnh quan phong phú, độc đáo và các giá trị lịch sử trong khuôn khổ phát triển bền vững, góp phần tích cực vào việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Phát triển các hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Thực hiện được thể chế chính sách quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, tăng cường chức năng quản lý đối với hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên. Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học của chính quyền địa phương và Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Nâng cao nhận thức chung của người dân về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học, xác định rõ vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của nhân dân trong việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và các giá trị đa dạng sinh học khác.
4. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch:
- Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh, bao gồm: vùng đất nội địa, ven biển, cửa sông.
- Thời kỳ: Đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
5. Nhiệm vụ:
- Điều tra, thống kê, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; xác định các khu vực nhạy cảm, điểm nóng trọng điểm về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm phát triển bền vững đa dạng sinh học.
- Xây dựng và công bố quy hoạch tổng thể các khu bảo tồn đa dạng sinh học.
- Bảo vệ các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.