Báo cáo 576/BC-CP về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2025 do Chính phủ ban hành
Số hiệu | 576/BC-CP |
Ngày ban hành | 30/09/2024 |
Ngày có hiệu lực | 30/09/2024 |
Loại văn bản | Báo cáo |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Văn Thắng |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 576/BC-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2024 |
Kính gửi: Quốc hội.
Phục vụ chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chính phủ trân trọng báo cáo Quốc hội khoá XV về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2025, cụ thể như sau:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2024
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Thủ tướng Chính phủ ban hành 03 Chỉ thị[1] và 11 Công điện[2] chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT theo chuyên đề; trong dịp cao điểm; khắc phục một số vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng và bảo đảm TTATGT trên các tuyến giao thông, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Ủy ban ATGT Quốc gia ban hành Kế hoạch số 689/KH-UBATGTQG ngày 19/12/2023 về Kế hoạch Bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) năm 2024 và 09 Kế hoạch[3] cùng các văn bản phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp liên ngành bảo đảm TTATGT, khắc phục và phòng tránh các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, các hoạt động tuyên truyền ATGT có sức lan tỏa trên phạm vi toàn quốc.
- Bộ Công an đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 về “Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới”; Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 17/09/2024 về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm, đồng thời đã ban hành Kế hoạch số 68/KH-BCA-C08 ngày 16/02/2024 triển khai thực hiện Chỉ thị 31/CT-TTg; tiếp tục cụ thể hoá và triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước tại Chỉ thị, Nghị quyết, Chiến lược về bảo đảm TTATGT[4]; sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới”; ban hành 02 kế hoạch[5] và 05 điện chỉ đạo[6] Công an các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp bảo đảm TTATGT; chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội, xây dựng Phương án số 70 về tổ chức tuần tra, kiểm soát liên tuyến trên một số tuyến quốc lộ trọng điểm (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6). Trong các ngày nghỉ lễ lớn của đất nước, lực lượng Cảnh sát giao thông bố trí trực 100% quân số để bảo đảm an toàn giao thông thông suốt cho người dân đi lại, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện nắm tình hình, bố trí phương tiện cẩu, kéo cứu hộ; phối hợp phân luồng từ xa, điều tiết giao thông theo đúng nội dung các phương án đề ra[7]; Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương xây dựng các phương án, kế hoạch chủ động ứng phó với thiên tai, bảo đảm TTATGT trên các tuyến giao thông và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tiếp tục duy trì thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, Cổng Dịch vụ công Quốc gia[8]; tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu trật tự an toàn giao thông kết nối, chia sẻ với các đơn vị trong và ngoài ngành Công an (đã thống nhất kết nối, chia sẻ dữ liệu với kênh VOV giao thông FM-91, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam); triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào các phần mềm nghiệp vụ của Cảnh sát giao thông phục vụ công tác bảo đảm TTATGT; triển khai sử dụng ứng dụng VNeCSGT trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; Kiểm tra, tạm giữ, tước giấy tờ và đăng ký xe trên ứng dụng định danh quốc gia (VneID); thực hiện Đề án “Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính” theo kế hoạch.
- Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành Kế hoạch 2794/KH-BGTVT ngày 18/3/2024 về kế hoạch “Hành động năm ATGT 2024” với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. Bộ GTVT đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo hiện trường, làm việc với lãnh đạo các địa phương nhằm tiếp thu, tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại các dự án trọng điểm theo thẩm quyền, đặc biệt là dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành...; phối hợp và hướng dẫn các địa phương được giao là cơ quan chủ quản các dự án cao tốc; chú trọng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (QL), Đường thủy nội địa, Hàng hải, Đường sắt, Hàng không; chỉ đạo các Cục quản lý chuyên ngành triển khai thực hiện nhằm quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý điểm đen, tăng cường công tác quản lý vận tải, thanh tra kiểm tra bảo đảm an toàn giao thông trên 5 lĩnh vực. Đồng thời, Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo[9] tăng cường công tác bảo đảm TTATGT trong hoạt động vận tải, tăng cường công tác quản lý bảo đảm chấp hành đúng quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, tăng cường nhiệm vụ bảo đảm ATGT đối với xe ô tô đưa đón học sinh[10]. Triển khai Nghị quyết số 838/NQ-UBTVQH15 ngày 02/8/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” và Kế hoạch số 673/KH-ĐGS ngày 30/10/2023 của Đoàn giám sát, Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo số 2741/BC- BGTVT ngày 15/3/2024 gửi Đoàn Giám sát nội dung báo cáo theo yêu cầu; đồng thời cũng tham mưu Chính phủ có các báo cáo số 110/BC-CP ngày 22/3/2024 và số 164/BC-CP ngày 17/4/2024 báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT lĩnh vực đường bộ và 05 lĩnh vực vận tải. Hiện nay Đoàn giám sát của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình giám sát và đang lấy ý kiến các cơ quan đơn vị liên quan về báo cáo kết quả giám sát.
- Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT) đã ban hành Kế hoạch[11] về chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai công tác giáo dục ATGT trong trường học ngay từ đầu quý I năm 2024. Theo đó, ngoài việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, năm 2024 các cơ sở giáo dục còn phối hợp với cơ quan công an của địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp[12] giữa Bộ Công an với Bộ GDĐT về tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo đảm trật tự, ATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 - 2025; Bộ GDĐT đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho HSSV năm 2024[13] nhằm tiếp tục việc chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 209/KH-BGDĐT ngày 09/3/2021 của Bộ GDĐT thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021 - 2030.
- Bộ Quốc phòng đã ban hành các kế hoạch[14] triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ về công tác bảo đảm TTATGT; Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban ATGTQG về triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT năm 2024, Bộ Quốc phòng đã ban hành Kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông năm 2024[15]; phát động và tổ chức phong trào thi đua bảo đảm TTATGT năm 2024[16]; báo cáo Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT từ năm 2009 đến hết năm 2023 trong Bộ Quốc phòng và tham gia làm việc trực tiếp với Đoàn giám sát; báo cáo kết quả 01 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực, chủ động triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về công tác bảo đảm TTATGT, tập trung vào các đợt cao điểm; rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện mới 06 Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong Quân đội; ban hành Chỉ thị số 79/CT-BQP ngày 08/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tăng cường lãnh đạo, quản lý đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong Quân đội.
- Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 354/KH-BYT ngày 26/3/2024 về thực hiện Kế hoạch số 689/KH-UBATGTQG ngày 19/12/2023 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 05/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám, chữa bệnh cho Nhân dân trong dịp Tết trong đó có công tác cấp cứu, điều trị nạn nhân tai nạn giao thông; Công văn số 832/KCB-PHCN&GĐ ngày 21/5/2024 của Cục QLKCB về việc tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác giám sát việc khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe; Công văn số 1435/BYT-KCB ngày 26/3/2024 về hướng dẫn văn bản liên quan công tác khám sức khoẻ; các văn bản chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho nạn nhân TNGT.
- Bộ Tài chính đã tổng hợp đề xuất các Bộ, ngành về xây dựng dự toán hàng năm cho các hoạt động liên quan bảo đảm TTATGT trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 10/12/2023 về việc giao dự toán chi tiết ngân sách nhà nước năm 2024 cho các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT được cấp có thẩm quyền giao.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 833/KH-MTTW-BTT ngày 03/01/2024 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2024 nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông và vận động các tầng lớp Nhân dân, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, nhằm góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng; hướng dẫn MTTQ các cấp xây dựng, nhân rộng các mô hình tự quản về ATGT, góp phần nâng cao chất lượng khu dân cư, xã nông thôn mới; tổ dân phố, phường đô thị văn minh.
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động triển khai năm ATGT 2024, như: Kế hoạch số 58 - KH/HNDTW ngày 18/6/2024 về phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2024 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Kế hoạch số 463 /KH-ĐCT ngày 14/3/2024 về tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2024 của Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam; Kế hoạch số 195-KH/TWĐTN-ĐKTHTN về việc tổ chức Lễ phát động hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2024” và Lễ ra quân tuyên truyền về hoạt động phòng cháy chữa cháy trong thanh niên năm 2024 của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Ban ATGT các tỉnh, thành phố đã tham mưu xây dựng, trình Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành “Kế hoạch Bảo đảm an toàn giao thông 2024” và Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới; xây dựng Kế hoạch về tổ chức đợt hoạt động cao điểm bảo đảm TTATGT, công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh tình hình TTATGT của từng địa phương.
2. Công tác hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)
Trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được Chính phủ và các Bộ, ngành thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia quan tâm chỉ đạo, cụ thể:
- Bộ GTVT và Bộ Công an đã báo cáo đề xuất Chính phủ trình Quốc hội khoá XV Luật Đường bộ và Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đã được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, ngày 27/6/2024.
- Hiện Bộ Công an đang giao Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với Cục Pháp chế, cải cách hành chính, tư pháp và các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thành xây dựng 04 Nghị định của Chính phủ và 15 Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Bộ Công an đã phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2024/NĐ-CP ngày 07/3/2024 về quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đăng ký tại nước ngoài, do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch; đồng thời ban hành kế hoạch của Bộ để triển khai thực hiện Nghị định; xây dựng 12 Thông tư theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 của Bộ Công an, trong đó, đã hoàn thiện và ban hành 04 Thông tư[17] đúng tiến độ yêu cầu.
- Bộ GTVT đang tiếp tục triển khai tổng kết, lấy ý kiến để hoàn thiện báo cáo tổng kết các Luật/bộ Luật: Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam và Giao thông đường thủy nội địa[18]; đang tổ chức lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi[19].
- Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định (chuyển tiếp từ năm 2023 sang[20]) đồng thời đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để trình Chính phủ ban hành 04 Nghị định liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển và Nghị định số 86/2020/NĐ-CP ngày 23/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP; Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ; Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe; Nghị định quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Trong quý III và quý IV năm 2024, Bộ GTVT tiếp tục khẩn trương thực hiện dự thảo 06 nghị định để triển khai Luật Đường bộ[21].
- Về các văn bản QPPL ban hành theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GTVT trên cả 5 lĩnh vực, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành 07 Thông tư (trong đó có 03 Thông tư chuyển tiếp từ 2023 sang[22] và 04 Thông tư hoàn thành theo chương trình xây dựng VBQPPL 2024[23]). Hiện Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khẩn trương xây dựng, trình ban hành 03 Thông tư liên quan tới ATGT của các phương thức vận tải[24], 11 thông tư, 8 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia triển khai Luật Đường bộ[25].
- Bộ Xây dựng đã hoàn thiện dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 vừa qua và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024 theo kế hoạch đề ra tại Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 02/6/2023 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Hoàn thành đề xuất xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị trình Chính phủ tại tờ trình số 06/TTr-BXD ngày 28/02/2024 và được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025[26]; Ban hành Thông tư số 15/2023/TT-BXD ngày 29/12/2023 ban hành QCVN 07:2023/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (trong đó có QCVN 07-4:2023/BXD Công trình giao thông đô thị).
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 576/BC-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2024 |
Kính gửi: Quốc hội.
Phục vụ chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chính phủ trân trọng báo cáo Quốc hội khoá XV về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2025, cụ thể như sau:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2024
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Thủ tướng Chính phủ ban hành 03 Chỉ thị[1] và 11 Công điện[2] chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT theo chuyên đề; trong dịp cao điểm; khắc phục một số vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng và bảo đảm TTATGT trên các tuyến giao thông, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Ủy ban ATGT Quốc gia ban hành Kế hoạch số 689/KH-UBATGTQG ngày 19/12/2023 về Kế hoạch Bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) năm 2024 và 09 Kế hoạch[3] cùng các văn bản phối hợp các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp liên ngành bảo đảm TTATGT, khắc phục và phòng tránh các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, các hoạt động tuyên truyền ATGT có sức lan tỏa trên phạm vi toàn quốc.
- Bộ Công an đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 về “Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới”; Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 17/09/2024 về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm, đồng thời đã ban hành Kế hoạch số 68/KH-BCA-C08 ngày 16/02/2024 triển khai thực hiện Chỉ thị 31/CT-TTg; tiếp tục cụ thể hoá và triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước tại Chỉ thị, Nghị quyết, Chiến lược về bảo đảm TTATGT[4]; sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới”; ban hành 02 kế hoạch[5] và 05 điện chỉ đạo[6] Công an các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp bảo đảm TTATGT; chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội, xây dựng Phương án số 70 về tổ chức tuần tra, kiểm soát liên tuyến trên một số tuyến quốc lộ trọng điểm (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6). Trong các ngày nghỉ lễ lớn của đất nước, lực lượng Cảnh sát giao thông bố trí trực 100% quân số để bảo đảm an toàn giao thông thông suốt cho người dân đi lại, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện nắm tình hình, bố trí phương tiện cẩu, kéo cứu hộ; phối hợp phân luồng từ xa, điều tiết giao thông theo đúng nội dung các phương án đề ra[7]; Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương xây dựng các phương án, kế hoạch chủ động ứng phó với thiên tai, bảo đảm TTATGT trên các tuyến giao thông và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tiếp tục duy trì thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, Cổng Dịch vụ công Quốc gia[8]; tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu trật tự an toàn giao thông kết nối, chia sẻ với các đơn vị trong và ngoài ngành Công an (đã thống nhất kết nối, chia sẻ dữ liệu với kênh VOV giao thông FM-91, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam); triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào các phần mềm nghiệp vụ của Cảnh sát giao thông phục vụ công tác bảo đảm TTATGT; triển khai sử dụng ứng dụng VNeCSGT trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; Kiểm tra, tạm giữ, tước giấy tờ và đăng ký xe trên ứng dụng định danh quốc gia (VneID); thực hiện Đề án “Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính” theo kế hoạch.
- Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành Kế hoạch 2794/KH-BGTVT ngày 18/3/2024 về kế hoạch “Hành động năm ATGT 2024” với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. Bộ GTVT đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo hiện trường, làm việc với lãnh đạo các địa phương nhằm tiếp thu, tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại các dự án trọng điểm theo thẩm quyền, đặc biệt là dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành...; phối hợp và hướng dẫn các địa phương được giao là cơ quan chủ quản các dự án cao tốc; chú trọng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (QL), Đường thủy nội địa, Hàng hải, Đường sắt, Hàng không; chỉ đạo các Cục quản lý chuyên ngành triển khai thực hiện nhằm quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý điểm đen, tăng cường công tác quản lý vận tải, thanh tra kiểm tra bảo đảm an toàn giao thông trên 5 lĩnh vực. Đồng thời, Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo[9] tăng cường công tác bảo đảm TTATGT trong hoạt động vận tải, tăng cường công tác quản lý bảo đảm chấp hành đúng quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, tăng cường nhiệm vụ bảo đảm ATGT đối với xe ô tô đưa đón học sinh[10]. Triển khai Nghị quyết số 838/NQ-UBTVQH15 ngày 02/8/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” và Kế hoạch số 673/KH-ĐGS ngày 30/10/2023 của Đoàn giám sát, Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo số 2741/BC- BGTVT ngày 15/3/2024 gửi Đoàn Giám sát nội dung báo cáo theo yêu cầu; đồng thời cũng tham mưu Chính phủ có các báo cáo số 110/BC-CP ngày 22/3/2024 và số 164/BC-CP ngày 17/4/2024 báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT lĩnh vực đường bộ và 05 lĩnh vực vận tải. Hiện nay Đoàn giám sát của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình giám sát và đang lấy ý kiến các cơ quan đơn vị liên quan về báo cáo kết quả giám sát.
- Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT) đã ban hành Kế hoạch[11] về chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai công tác giáo dục ATGT trong trường học ngay từ đầu quý I năm 2024. Theo đó, ngoài việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, năm 2024 các cơ sở giáo dục còn phối hợp với cơ quan công an của địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp[12] giữa Bộ Công an với Bộ GDĐT về tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo đảm trật tự, ATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 - 2025; Bộ GDĐT đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho HSSV năm 2024[13] nhằm tiếp tục việc chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 209/KH-BGDĐT ngày 09/3/2021 của Bộ GDĐT thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021 - 2030.
- Bộ Quốc phòng đã ban hành các kế hoạch[14] triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ về công tác bảo đảm TTATGT; Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban ATGTQG về triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT năm 2024, Bộ Quốc phòng đã ban hành Kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông năm 2024[15]; phát động và tổ chức phong trào thi đua bảo đảm TTATGT năm 2024[16]; báo cáo Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT từ năm 2009 đến hết năm 2023 trong Bộ Quốc phòng và tham gia làm việc trực tiếp với Đoàn giám sát; báo cáo kết quả 01 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực, chủ động triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về công tác bảo đảm TTATGT, tập trung vào các đợt cao điểm; rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện mới 06 Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong Quân đội; ban hành Chỉ thị số 79/CT-BQP ngày 08/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tăng cường lãnh đạo, quản lý đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong Quân đội.
- Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 354/KH-BYT ngày 26/3/2024 về thực hiện Kế hoạch số 689/KH-UBATGTQG ngày 19/12/2023 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 05/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám, chữa bệnh cho Nhân dân trong dịp Tết trong đó có công tác cấp cứu, điều trị nạn nhân tai nạn giao thông; Công văn số 832/KCB-PHCN&GĐ ngày 21/5/2024 của Cục QLKCB về việc tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác giám sát việc khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe; Công văn số 1435/BYT-KCB ngày 26/3/2024 về hướng dẫn văn bản liên quan công tác khám sức khoẻ; các văn bản chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho nạn nhân TNGT.
- Bộ Tài chính đã tổng hợp đề xuất các Bộ, ngành về xây dựng dự toán hàng năm cho các hoạt động liên quan bảo đảm TTATGT trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 10/12/2023 về việc giao dự toán chi tiết ngân sách nhà nước năm 2024 cho các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT được cấp có thẩm quyền giao.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 833/KH-MTTW-BTT ngày 03/01/2024 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2024 nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông và vận động các tầng lớp Nhân dân, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, nhằm góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng; hướng dẫn MTTQ các cấp xây dựng, nhân rộng các mô hình tự quản về ATGT, góp phần nâng cao chất lượng khu dân cư, xã nông thôn mới; tổ dân phố, phường đô thị văn minh.
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động triển khai năm ATGT 2024, như: Kế hoạch số 58 - KH/HNDTW ngày 18/6/2024 về phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2024 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Kế hoạch số 463 /KH-ĐCT ngày 14/3/2024 về tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2024 của Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam; Kế hoạch số 195-KH/TWĐTN-ĐKTHTN về việc tổ chức Lễ phát động hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2024” và Lễ ra quân tuyên truyền về hoạt động phòng cháy chữa cháy trong thanh niên năm 2024 của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Ban ATGT các tỉnh, thành phố đã tham mưu xây dựng, trình Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành “Kế hoạch Bảo đảm an toàn giao thông 2024” và Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới; xây dựng Kế hoạch về tổ chức đợt hoạt động cao điểm bảo đảm TTATGT, công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh tình hình TTATGT của từng địa phương.
2. Công tác hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)
Trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được Chính phủ và các Bộ, ngành thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia quan tâm chỉ đạo, cụ thể:
- Bộ GTVT và Bộ Công an đã báo cáo đề xuất Chính phủ trình Quốc hội khoá XV Luật Đường bộ và Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đã được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, ngày 27/6/2024.
- Hiện Bộ Công an đang giao Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với Cục Pháp chế, cải cách hành chính, tư pháp và các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thành xây dựng 04 Nghị định của Chính phủ và 15 Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Bộ Công an đã phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2024/NĐ-CP ngày 07/3/2024 về quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đăng ký tại nước ngoài, do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch; đồng thời ban hành kế hoạch của Bộ để triển khai thực hiện Nghị định; xây dựng 12 Thông tư theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 của Bộ Công an, trong đó, đã hoàn thiện và ban hành 04 Thông tư[17] đúng tiến độ yêu cầu.
- Bộ GTVT đang tiếp tục triển khai tổng kết, lấy ý kiến để hoàn thiện báo cáo tổng kết các Luật/bộ Luật: Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam và Giao thông đường thủy nội địa[18]; đang tổ chức lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi[19].
- Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định (chuyển tiếp từ năm 2023 sang[20]) đồng thời đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để trình Chính phủ ban hành 04 Nghị định liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển và Nghị định số 86/2020/NĐ-CP ngày 23/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP; Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ; Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe; Nghị định quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Trong quý III và quý IV năm 2024, Bộ GTVT tiếp tục khẩn trương thực hiện dự thảo 06 nghị định để triển khai Luật Đường bộ[21].
- Về các văn bản QPPL ban hành theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GTVT trên cả 5 lĩnh vực, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành 07 Thông tư (trong đó có 03 Thông tư chuyển tiếp từ 2023 sang[22] và 04 Thông tư hoàn thành theo chương trình xây dựng VBQPPL 2024[23]). Hiện Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khẩn trương xây dựng, trình ban hành 03 Thông tư liên quan tới ATGT của các phương thức vận tải[24], 11 thông tư, 8 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia triển khai Luật Đường bộ[25].
- Bộ Xây dựng đã hoàn thiện dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 vừa qua và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024 theo kế hoạch đề ra tại Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 02/6/2023 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Hoàn thành đề xuất xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị trình Chính phủ tại tờ trình số 06/TTr-BXD ngày 28/02/2024 và được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025[26]; Ban hành Thông tư số 15/2023/TT-BXD ngày 29/12/2023 ban hành QCVN 07:2023/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (trong đó có QCVN 07-4:2023/BXD Công trình giao thông đô thị).
- Các Bộ, ngành thành viên Ủy ban ATGT Quốc gia đã tiếp tục xây dựng kế hoạch rà soát, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác bảo đảm TTATGT theo chức năng thẩm quyền được Chính phủ giao.
3. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT
Trong 9 tháng đầu năm, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, các cơ quan báo chí và các địa phương đã triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTATGT theo nhiều hình thức: trực tiếp, trực tuyến, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội, cụ thể:
- Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, địa phương tập trung tuyên truyền theo chủ đề năm ATGT 2024 và đợt cao điểm Tết Nguyên đán, kịp thời đưa tin về tình hình TTATGT trong các bản tin thời sự hàng ngày, trên các chuyên trang, chuyên mục về TTATGT, các kênh kỹ thuật số của các cơ quan báo chí; tăng cường truyền thông qua trang mạng xã hội của các cộng đồng người tham gia giao thông[27]; trên trang thông tin điện tử và fanpage của Ủy ban ATGT Quốc gia nhằm cảnh báo các nguy cơ cao gây TNGT, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh TNGT thông qua nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Ngày 09/01/2024, Ủy ban ATGT Quốc gia đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2024 chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn; Ngày 14/01/2024, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty ô tô Toyota Việt Nam tổ chức Lễ Trao giải Liên Hoan phim toàn quốc về an toàn giao thông lần thứ 13 năm 2023; Ngày 14/04/2024, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên và Bảo Giao thông tổ chức thành công Giải chạy Marathon vì An toàn giao thông lần thứ 3 năm 2024; Ngày 24/01/2024, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Honda Việt Nam tổ chức Lễ Phát động trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 toàn quốc năm học 2023-2024 tại khu vực miền Trung đồng thời tiến hành khảo sát tỉ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em tại 63 tỉnh thành phố; Ngày 27/03/2024, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Honda Việt Nam tổ chức Hội thảo Tăng cường vai trò quản lý, giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo dục phổ thông với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đại diện các cơ sở giáo dục, Ban ATGT, Phòng CSGT của 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ngày 07/04/2024, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS HCM tổ chức Lễ ra quân Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2024; 16/05/2024, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị Tập huấn nâng cao năng lực cho Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 30 và 31 tháng 8 năm 2024, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đại lễ Cầu siêu các nạn nhân tử vong do TNGT năm 2024. Ngày 16/9/2024 Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Báo Điện tử Đảng Cộng sản VN, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động cuộc thi trực tuyến “Chung tay vì ATGT”.
- Bộ Công an tiếp tục triển khai Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2027”; Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT giai đoạn 2022 - 2026; Chương trình phối hợp số 11/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 19/10/2022 giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 - 2025, nhân rộng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên toàn quốc; phối hợp với Tỉnh ủy Bắc Ninh triển khai mô hình “Tỉnh an toàn giao thông” tại tỉnh Bắc Ninh, tiến tới nhân rộng mô hình này trên toàn quốc; phát động Chương trình “Sáng kiến an toàn giao thông Việt Nam”; phối hợp với các cơ quan truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT; viết, biên tập, đăng tải tin, bài, hình ảnh, video tuyên truyền, phản ánh về tình hình TTATGT, tập trung vào một số nội dung như: tình hình TTATGT trong dịp các dịp lễ, tết; tuyên truyền phản ánh về tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông; tình hình tai nạn giao thông; phản ánh gương người tốt, việc tốt; các hoạt động của lực lượng Công an thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT; xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy; phòng, chống đua xe trái phép; triển khai thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực TTATGT[28].
- Bộ GTVT đã triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông gắn với chủ đề của Năm An toàn giao thông 2024 “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”: tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tuyên truyền về các nội dung mới trong Dự án Luật Đường bộ; tuyên truyền các quy định về an toàn giao thông trên Đài truyền hình Hà Nội, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam; phối hợp với các báo, đài truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam (kênh VOV giao thông) tuyên truyền về các giải pháp bảo đảm TTATGT; trả lời, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thông qua số điện thoại đường dây nóng của Bộ GTVT.
- Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân và người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị thông tin truyền thông để phát hiện, dự báo các xu hướng thông tin tích cực và tiêu cực, có lợi và bất lợi cho công tác chỉ đạo điều hành bảo đảm TTATGT. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền về công tác bảo đảm TTATGT năm 2024 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, đặc biệt, vào các dịp cao điểm Lễ, Tết; các hướng dẫn giao thông an toàn trong phòng chống bão lụt. Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Facebook gỡ bỏ 16 hội nhóm (group) có chứa nội dung kêu gọi trẻ em, học sinh vi phạm luật giao thông, lạng lách đánh võng, bốc đầu bỏ hai tay khi điều khiển xe với hơn 200 nghìn thành viên (điển hình như: Tình yêu dân tổ; Dân tổ Việt, Bốc đầu nghệ thuật.,.). Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 14 tháng 9 năm 2024 đã có 358.071 tin, bài về an toàn giao thông được đăng, phát trên các cơ quan báo chí, tăng 77.529 tin, bài so với cùng kỳ năm 2023 (280.542 tin, bài).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam, Quỹ phòng chống thương vong châu Á và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT trong 9 tháng đầu năm, như: Tổ chức tuyên truyền pháp luật về ATGT, hướng dẫn lái xe mô tô an toàn trên 63 tỉnh/ thành phố cho gần 500.000 học sinh, sinh viên; Tổ chức Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” dành cho trẻ mầm non năm học 2023 - 2024; Tổ chức Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh tiểu học năm học 2023 - 2024; Tổ chức Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2023 - 2024; tổ chức Hội thảo “Tăng cường vai trò quản lý, giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo dục trung học phổ thông” tại Hà Nội;
Triển khai chương trình “Đến trường an toàn” năm thứ tư; Triển khai chương trình “Cải tạo an toàn khu vực trường học”. Trong tháng 9 năm 2024, Bộ Giáo dục Đào tạo, Công ty Honda Việt Nam và Ủy ban ATGT Quốc gia tiếp tục phối hợp triển khai chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho tất cả học sinh lớp 1 trên toàn quốc.
- Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng, phát sóng 09 chuyên mục “Lăng kính giao thông quân sự” trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam; Tham dự Lễ trao giải Liên hoan phim toàn quốc về TTATGT năm 2023 do Ủy ban ATGTQG tổ chức (Bộ Quốc phòng đạt 01 giải Nhất, 01 giải Ba); Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen cho 02 tập thể đạt thành tích cao trong Liên hoan phim toàn quốc về an toàn giao thông năm 2023 (Công ty Truyền thông Viettel và Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật); Bộ Giao thông vận tải tặng Bằng khen cho Cục Kỹ thuật/Quân khu 1 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm TTATGT năm 2023.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông, xây dựng môi trường giao thông an toàn và thân thiện, vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia bảo vệ các công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông, tác hại của việc sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông, cảnh báo nguy cơ, hậu quả, nguyên nhân tai nạn, ùn tắc giao thông; các biện pháp phòng, tránh tai nạn, ùn tắc giao thông.
- Thông tấn xã Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị thông tin, gồm: Ban biên tập tin Trong nước, Ban biên tập tin Kinh tế, Ảnh, Trung tâm truyền hình Thông tấn (Vnews), Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa, Báo tin tức, Báo Vietnamplus đã thực hiện, đăng phát hàng nghìn tin, bài, ảnh; phóng sự truyền hình, tư liệu và thông tin đồ họa về chủ đề TTATGT, trên trang Facebook tiếng Việt của TTXVN được xác thực nhằm tạo sự lan toả đến công chúng.
- Đài Truyền hình Việt Nam đã triển khai tập trung thông tin tuyên truyền xoay quanh các mảng đề tài và hướng tiếp cận như: Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác bảo đảm TTATGT; Chủ đề Năm An toàn giao thông 2024: phản ánh thực trạng và các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trong các đợt cao điểm đi lại (Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và các lễ hội đầu xuân...); phản ánh tiến độ, vướng mắc trong triển khai các công trình giao thông trọng điểm; Đã thực hiện sản xuất rất nhiều vệt đề tài chủ chốt trong hệ thống các bản tin thời sự và chương trình chuyên biệt về ATGT, cụ thể: chủ đề an toàn giao thông trên cao tốc; chủ đề kiểm tra, giám sát, xử phạt các trường hợp uống rượu bia - lái xe…; truyền thông tích cực về nhiều vấn đề nổi cộm của tình hình giao thông những tháng đầu năm; các vệt đề tài tích cực gương người tốt việc tốt, các mô hình triển khai bước đầu tạo hiệu quả nhất định trong công tác bảo đảm TTATGT.
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban Thanh niên Công an nhân dân tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Năm an toàn giao thông 2024 và Lễ ra quân tuyên truyền về hoạt động phòng cháy chữa cháy trong thanh niên năm 2024 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” thu hút 1.000 đoàn viên, thanh niên tham gia tại Hà Nội; Ban Biên tập các báo, tạp chí của Đoàn, Hội, Đội thuộc Trung ương Đoàn thường xuyên thông tin, đăng tải các nội dung định hướng chỉ đạo của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam về TTATGT đối với thanh niên.
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên chấp hành quy định pháp luật về TTATGT và xây dựng văn hóa giao thông. Trọng tâm là tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên và Nhân dân nắm vững và thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia; thực hiện nghiêm các quy định khác về TTATGT.
- Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực xây dựng kế hoạch triển khai tuyên truyền pháp luật TTATGT năm 2024, chủ động phối hợp với các đơn vị, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác truyền truyền bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; chỉ đạo Đài truyền hình, Đài phát thanh tỉnh tăng cường thời lượng, tin, bài tuyên truyền hoạt động bảo đảm TTATGT trong các dịp cao điểm. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT và phê phán các hành vi vi phạm thường gặp trong dịp lễ, tết như: vi phạm quy định về nồng độ cồn, chờ quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy.
4. Công tác kiểm tra, thanh tra, tuần tra kiểm soát (TTKS), xử lý vi phạm TTATGT
a) Ủy ban ATGT Quốc gia ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBATGTQG ngày 05/01/2024 kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm TTATGT trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024 và số 174/KH- UBATGTQG ngày 27/5/2024 về kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm TTATGT năm 2024. Lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia trực tiếp kiểm tra tại các bến xe tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, nhà ga, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, đã kiểm tra tình hình TTATGT các tỉnh có tình hình TNGT tăng cao quý II 2024 tại Hải Dương, Đồng Tháp (tháng 06 năm 2024), cũng như ban hành kế hoạch kiểm tra một số địa phương có TNGT tăng cao trong quý II 2024 (dự kiến trong tháng 9-10 năm 2024 tại Gia Lai, Đăk Lăk, Bến Tre).
b) Bộ GTVT đã triển khai 07 nội dung thanh tra kiểm tra liên quan đến công tác vận tải, bảo đảm TTATGT theo kế hoạch, cụ thể: (1) Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật chuyên ngành trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo Quyết định số 38/QĐ-TTr ngày 21/11/2023. (2) Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý, kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu thuyền theo Quyết định số 44/QĐ-TTr ngày 11/12/2023. (3) Thanh tra hoạt động đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo Quyết định số 56/QĐ-TTr ngày 28/12/2023. (4) Kiểm tra toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo Kế hoạch số 12882/KH-BGTVT ngày 14/11/2023, trong đó trực tiếp kiểm tra công tác quản lý của 15 Sở GTVT[29]; (5) Kiểm tra việc khắc phục các tồn tại, hạn chế và thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ của các Sở GTVT (Quyết định số 11/QĐ-TTr ngày 21/5/2024 của Chánh Thanh tra Bộ) tại 15 địa phương theo Kế hoạch số 4335/KH-BGTVT ngày 24/4/2024. (6) Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động tìm, kiếm cứu nạn hàng hải (Quyết định số 14/QĐ-TTr ngày 11/6/2024 của Chánh Thanh tra Bộ). Đến nay, Đoàn thanh tra đã báo cáo kết quả thanh tra, đang trình dự thảo Kết luận thanh tra. (7) Triển khai Đoàn thanh tra công tác đào tạo, huấn luyện, kiểm tra, sát hạch cấp giấy phép nhân viên hàng không theo Quyết định số 16/QĐ-TTr ngày 09/8/2024 của Chánh Thanh tra Bộ.
Từ ngày 15/12/2023 đến ngày 13/9/2024, các Cục quản lý chuyên ngành và Thanh tra các Sở GTVT đã thực hiện 36.197 cuộc thanh tra, kiểm tra; xử phạt vi phạm hành chính 17.270 vụ với số tiền xử phạt trên 107,1 tỷ đồng; tạm giữ 33 ô tô; đình chỉ hoạt động 33 bến và 143 phương tiện thủy nội địa; giám sát 595 kỳ sát hạch lái xe ô tô và 667 kỳ sát hạch lái xe mô tô.
- Về kết quả triển khai, xử lý vi phạm, quản lý phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình: Theo báo cáo của các Sở GTVT, tính từ ngày 01/01/2024 đến ngày 06/9/2024, các Sở GTVT đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với 21.523 phương tiện (đối với các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 lần/1000 km trở lên), chấn chỉnh, nhắc nhở đối với 368.233 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, vi phạm quá thời gian lái xe, vi phạm không truyền dữ liệu.
c) Bộ Công an chỉ đạo CSGT Công an các đơn vị, địa phương bố trí lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT, tập trung vào các hành vi vi phạm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông, trong đó:
- Trên đường bộ: Tiếp tục xử lý vi phạm theo 05 nhóm chuyên đề: (1) Chuyên đề “Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn”; (2) Chuyên đề “Kiểm soát phương tiện vận tải hành khách, nhất là xe chở học sinh, công nhân viên, xe hợp đồng; phương tiện vận tải hàng hóa, xe chở hàng cồng kềnh, nguy hiểm”; (3) Chuyên đề “cơi nới thùng xe và chở hàng quá trọng tải, quá khổ”; (4) Chuyên đề “vi phạm tốc độ”; (5) Chuyên đề “Sử dụng các loại giấy tờ giả liên quan đến người điều khiển và phương tiện”. Tập trung kiểm soát, xử lý quyết liệt vi phạm nồng độ cồn để làm giảm tai nạn giao thông, tiến tới hình thành thói quen, văn hóa “đã uống rượu, bia không lái xe” trong Nhân dân. Ngoài ra, tiếp tục triển khai kế hoạch phòng, chống, đua xe trái phép; tăng cường xử lý người điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện,...
- Trên đường sắt: Kiểm tra, xử lý các vi phạm về quy tắc giao thông tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường sắt; nhân viên đường sắt vi phạm quy trình tác nghiệp, sử dụng rượu bia khi lên ban;...
- Trên đường thủy: Tập trung xử lý vi phạm chở quá vạch dấu mớn nước an toàn; vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm, an toàn kỹ thuật, hoán cải, sửa chữa phương tiện; các vi phạm quy định về hoạt động của thuyền viên, người lái phương tiện, chủ phương tiện, phương tiện; vi phạm quy định về quản lý, khai thác cảng, bến thủy;...
* Kết quả xử lý vi phạm: Lực lượng CSGT đã kiểm tra, xử lý 3.183.775 trường hợp vi phạm TTATGT trên đường bộ, đường sắt và đường thủy, phạt tiền 5.922 tỷ 982 triệu đồng; tước 604.154 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 1.037.225 phương tiện các loại. So với cùng kỳ năm 2023, xử lý tăng 652.163 trường hợp (+25,76%), tiền phạt tăng 1.121 tỷ 843 triệu đồng (+23,37%). Trong đó, có 722.409 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm 19,14% các hành vi vi phạm); 4.127 trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy (chiếm 0,11% các hành vi vi phạm); 752.670 trường hợp chạy quá tốc độ cho phép (chiếm 19,94% các hành vi vi phạm); 45.777 trường hợp chở hàng quá tải (chiếm 1,21% các hành vi vi phạm); 25.556 trường hợp chở quá vạch dấu mớn nước an toàn (0,68% các hành vi vi phạm); 1.783 trường hợp vi phạm quy định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện (chiếm 0,05% các hành vi vi phạm);...
d) Bộ Quốc phòng đã hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra xe quân sự năm 2024, đặc biệt là trong các đợt cao điểm: Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Lễ hội xuân 2024, nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, lễ Quốc khánh 02/9[30]... Đã kiểm tra được 4.778 lượt xe quân sự tham gia giao thông, trong đó chấp hành tốt 4.738 lượt xe = 99,2%, chưa tốt 40 lượt xe = 0,8% (ghi chép chưa đầy đủ). Phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát giao thông và các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý 43 trường hợp vi phạm TTATGT.
a) Công tác đầu tư, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Bộ GTVT đã chỉ đạo các Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan triển khai 17 dự án mới, trong đó đã khởi công 10 Dự án[31] và hoàn thành thi công đưa vào sử dụng 07 Dự án[32]. Các công trình, dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đã góp phần tạo thuận lợi trong lưu thông, giảm tai nạn, bảo đảm TTATGT và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nơi dự án đi qua.
Bộ GTVT cũng đang triển khai một số đề án, chiến lược liên quan tới công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, như: Đề án quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư; Đề án chủ trương đầu tư Đường sắt tốc độ cao; Đề án phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam; Đề án xây dựng cầu treo dân sinh bảo đảm an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên...
b) Công tác quản lý, khai thác KCHTGT
Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt Kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông năm 2024 đối với hệ thống quốc lộ, Đường thủy nội địa, Hàng hải, Đường sắt, Hàng không và các Cục Quản lý chuyên ngành triển khai thực hiện theo quy định nhằm quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm giao thông an toàn thông suốt trên cả 5 lĩnh vực; đồng thời chỉ đạo các đơn vị tổ chức vận hành khai thác và bảo trì KCHTGT nhằm bảo vệ kết cấu công trình và bảo đảm ATGT, trong đó đặc biệt chú ý về công tác xử lý điểm đen, điểm mất ATGT, các vị trí đường ngang giao với đường sắt..., cụ thể:
- Lĩnh vực đường bộ: Bộ GTVT đã phê duyệt Kế hoạch bảo trì hệ thống quốc lộ năm 2024 tại Quyết định số 1690/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2023 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 840/QĐ-BGTVT ngày 05/7/2024 với tổng kinh phí phê duyệt là 12.063.851 triệu đồng. Kết quả giải ngân đến tháng 9/2024 là 5.662.335 triệu đồng (47%).
Cục ĐBVN đang thực hiện các công trình đảm bảo ATGT trong kế hoạch bảo trì năm 2024 gồm: 13 điểm đen/TMĐT 48,69 tỷ đồng; 08 điểm tiềm ẩn TNGT/TMĐT 57,25 tỷ đồng; 62 điểm nguy cơ mất ATGT/TMĐT 221,8 tỷ đồng. Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới, Cục ĐBVN đã tổng rà soát 3.930 trường học dọc theo quốc lộ, trong đó có 3.245 trường cần tăng cường hệ thống an toàn giao thông khu vực cổng trường. Đến nay, Cục ĐBVN đã chỉ đạo khắc phục ngay trong công tác bảo dưỡng thường xuyên năm 2024 là 2.298 trường học.
- Về lĩnh vực đường sắt: Bộ GTVT đã phê duyệt Kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2024 tại Quyết định số 1688/QĐ-BGTVT ngày 22/12/2023 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 459/QĐ-BGTVT ngày 22/4/2024 với tổng kinh phí được phê duyệt là 3.750.000 triệu đồng. Kết quả giải ngân đến ngày 10/9/2024: 2.407.281 triệu đồng (đạt 64,2%).
Tổng số điểm giao cắt hiện có là 4.649 vị trí giao cắt cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, trong đó:
+ Về đường ngang (ĐN): 1.502 vị trí, chiếm tỷ lệ 32,3% tổng số giao cắt (ĐN có người gác 674; ĐN phòng vệ cảnh báo tự động (CBTĐ): 09; ĐN phòng vệ CBTĐ có lắp đặt cần chắn tự động (CCTĐ) 736; DN phòng vệ biển báo: 83). Đã kết nối duy trì tín hiệu đường bộ - đường sắt tại 38 điểm; đã kết nối tín hiệu đường sắt nhưng đường bộ chưa kết nối tại 20 điểm; Cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT các địa phương đã sửa chữa, bổ sung lắp đặt biển bảo hiệu đường bộ tại các đường ngang: 1.595/2.978 biển W210; 188/192 biển W211; 468/1.440 biển W243 a,b,c; Xây dựng gồ, gờ giảm tốc tại các điểm giao cắt ĐB-ĐS: 740/1.365 vị trí (54,2%).
+ Về lối đi tự mở (LĐTM): 3.147 vị trí, chiếm tỉ lệ 67,7% tổng số giao cắt; Giảm, xóa bỏ 181 vị trí LĐTM nguy hiểm so với thời điểm 15/12/2023 (đạt 5,4%); Lũy kế 4 năm giảm, xóa bỏ 1.019 vị trí LĐTM nguy hiểm so với thời điểm 15/12/2020 (đạt 25,9%); Rào thu hẹp LĐTM: đạt 1.279/1.735 lối đi đạt 73,71%; cắm biển cảnh báo “CHÚ Ý TÀU HỎA”: 2.863/3.147 lối (đạt 90,97%); Tổ chức cảnh giới ATGT tại các vị trí nguy hiểm: 342/513 vị trí (đạt 66,6%); Lắp đặt điện thoại báo giờ tàu, cung cấp trang bị cờ, đèn, còi cho các điểm cảnh giới của địa phương: 109 điểm chốt gác, cảnh giới; cắm biển hạn chế phương tiện cơ giới tại các LĐTM công cộng có chiều rộng ≥ 3m là: tại 178/747 vị trí (đạt 23,8%); Đã thực hiện lập hồ sơ chi tiết các LĐTM, bàn giao cho các địa phương cùng quản lý và chịu trách nhiệm bảo đảm ATGT theo quy định. Rà soát các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cao, đề xuất cấp thẩm quyền nâng cấp, cải tạo hoặc đề nghị địa phương cảnh giới ATGT.
+ Về điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT đường sắt: Trên các tuyến đường sắt hiện còn tồn tại: 04 điểm đen[33] giảm 01 điểm so với thời điểm 31/12/2023, 1010 điểm tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra TNGT đường sắt, giảm 77 điểm so với thời điểm 31/12/2023.
- Về lĩnh vực đường thủy nội địa: Bộ GTVT đã phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa quốc gia năm 2024 tại Quyết định số 1669/QĐ- BGTVT ngày 20/12/2023 và Quyết định số 1742/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2023 với tổng kinh phí 982.200 triệu đồng. Kết quả giải ngân đến ngày 20/08/2024 là 286.769 triệu đồng (30%).
- Về lĩnh vực hàng hải: Bộ GTVT đã phê duyệt kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải năm 2024 tại Quyết định số 1671/QĐ-BGTVT ngày 21/12/2023 với tổng kinh phí 1.968.268 triệu đồng.
- Về lĩnh vực hàng không: Trong năm 2024, Bộ GTVT đã phê duyệt kế hoạch bảo trì (04 đợt) với tổng kinh phí là 680.498 triệu đồng. Kết quả giải ngân đến tháng 9/2024 là 121.570 triệu đồng (18%).
a) Công tác quản lý vận tải
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Bộ GTVT xác định công tác vận tải phục vụ các hoạt động kinh tế- xã hội là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhất là đáp ứng đầy đủ phương tiện, người lái các dịp cao điểm vận tải phục vụ người dân đi lại như dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân năm 2024, cao điểm du lịch hè 2024, kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 01/5, kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, dịp nghỉ lễ 02/09/2024. Bộ GTVT thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở GTVT chủ động các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra như: Kế hoạch công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân, chỉ đạo hoạt động của các bến xe, đơn vị kinh doanh vận tải; kế hoạch, phương án xe ô tô dự phòng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm TTATGT tại đơn vị kinh doanh vận tải; công tác bình ổn giá cước vận tải; hạn chế chậm hủy chuyến trong vận tải hàng không, phối hợp công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả... Tích cực phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Công an và các địa phương tăng cường điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phát hiện xử lý nghiêm xe dù bến cóc, xe hoạt động trá hình tuyến cố định.
Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm hoạt động vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phục vụ đầy đủ, an toàn, thuận tiện cho người dân tham gia giao thông, phục vụ phát triển kinh tế; theo dõi, kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra hoạt động vận tải, phục vụ hành khách, tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của Nhân dân, bình ổn giá vé, không để xẩy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định, đặc biệt là dịp cao điểm du lịch hè 2024; tiếp tục tập trung chỉ đạo xử lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải hàng không và xử lý tình trạng tăng giá vé hàng không trên nguyên tắc hài hòa lợi ích, quyền lợi của doanh nghiệp và nhu cầu của người dân.
- Công tác thu phí không dừng: đến nay, toàn bộ 163 trạm thu phí trên toàn quốc (trong đó 73 trạm thu phí do Bộ GTVT quản lý; 61 trạm thu phí do địa phương quản lý và 29 trạm thu phí do VEC quản lý) đủ điều kiện triển khai với tổng số 925 làn thu phí đã được đầu tư, lắp đặt hoàn thiện thiết bị thu phí điện tử không dừng. Hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các trạm thu phí vận hành ổn định; toàn bộ các trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ được vận hành thu phí theo phương án chỉ duy trì 01 làn thu phí hỗn hợp trên mỗi chiều xe chạy và các tuyến cao tốc đã thực hiện thu phí điện từ không dừng toàn bộ.
Số lượng các phương tiện dán thẻ, mở tài khoản thu phí tính đến ngày 15/9/2024 là 5.862.552 phương tiện đã dán thẻ tham gia dịch vụ; đạt khoảng 99% tổng số phương tiện.
- Tình hình phục hồi vận tải khách công cộng: Hầu hết các địa phương đều đã có tuyến xe buýt hoạt động từ trung tâm thành phố đi đến các trung tâm kinh tế xã hội của các huyện, thị trấn góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tại các đô thị và bảo vệ môi trường. Tính đến nay, hiện cả nước có 60/63 tỉnh[34], thành phố đã có tổ chức hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, với hơn 8.978 xe, vận chuyển khoảng 1 tỷ lượt hành khách mỗi năm. Riêng tại Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2024, hệ thống xe buýt của Thủ đô vận chuyển 169,7 triệu lượt hành khách.
Các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước đưa vận tải đường sắt đô thị vào hoạt động đã thúc đẩy việc sử dụng phương tiện công cộng của người dân. Tuyến Cát Linh - Hà Đông có lượng khách ổn định trong khoảng 35.000 hành khách/ngày với lượng khách có nhu cầu sử dụng cho các chuyến đi thường xuyên như đi học, đi làm (trong đó 47% là những người đi làm, 45% là những người đi học và 8% còn lại là đi lại với các mục đích khác). Đây là tín hiệu rất tích cực trong phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn tại thủ đô Hà Nội. Thực tế này đã được Sở GTVT Hà Nội báo cáo, trên dọc hành lang tàu Cát Linh - Hà Đông hoạt động đã giảm được một số điểm ùn tắc trên đường.
Trong tháng 8/2024, tuyến Nhổn - Ga Hà nội đã được chính thức đưa vào khai thác thương mại đoạn 8km tuyến trên cao (Nhổn - Đền Voi phục). Trong ngày đầu vận hành, tuyến Metro Nhổn-Ga Hà Nội đã vận chuyển 34.184 lượt hành khách. Thời gian tới, chắc chắc đoạn tuyến này cùng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ góp phần cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông trên khu vực hành lang dọc tuyến. Ngoài ra, khi tuyến tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên đưa vào hoạt động thương mại chính thức cũng sẽ góp phần cải thiện thị phần vận tải của giao thông công cộng của các đô thị lớn nói chung, của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
b) Công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện
- Công tác đăng ký phương tiện.
+ Lĩnh vực đường bộ: Toàn quốc đăng ký mới 305.859 xe ô tô, 1.738.028 xe mô tô, xe máy điện. Nâng tổng số xe đã đăng ký tính đến ngày 14/9/2024 là 6.662.606 ô tô, 76.541.445 mô tô, xe máy điện. Tổ chức đấu giá 29.945 biển số.
Trong đó, có 29.131 biển số đã nộp ngân sách nhà nước với số tiền là 2.405 tỷ 635 triệu đồng.
+ Lĩnh vực đường sắt: Đã thực hiện cấp mới 39, cấp lại 1.538, thu hồi xóa 16 Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện.
+ Lĩnh vực hàng không: Tính đến ngày 15/9/2024, số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam là 213 máy bay, giảm 19 máy bay so với năm 2023 và giảm 36 máy bay so với cùng kỳ 2023; số lượng trực thăng đăng ký quốc tịch Việt Nam là 29 chiếc, giảm 01 trực thăng so với năm 2023 và cùng kỳ 2023.
- Công tác đăng kiểm phương tiện.
Các đơn vị chức năng của Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục phối hợp với lực lượng công an, thanh tra giao thông đưa vào cảnh báo các phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phương tiện liên quan đến các vụ án; công khai thông tin phương tiện vi phạm hành chính thông qua đường dây nóng và trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam; tiếp tục duy trì việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các Trung tâm đăng kiểm phương tiện thông qua mạng kiểm định và qua hệ thống Camera giám sát trực tuyến.
Lĩnh vực kiểm định xe cơ giới đang lưu hành: Hiện cả nước có 278/297 trung tâm đăng kiểm đang hoạt động với 460/549 dây chuyền kiểm định, chiếm khoảng 83,8% năng lực kiểm định toàn hệ thống; trong số 19 trung tâm đang dừng hoạt động là do không đủ điều kiện/bị đình chỉ hoạt động hoặc tự dừng hoạt động; từ đầu năm đến nay, hoạt động kiểm định xe cơ giới lưu hành cơ bản đáp ứng được nhu cầu kiểm định của người dân doanh nghiệp, không có tình trạng ùn tắc phương tiện khi đi đăng kiểm.
Trong 09 tháng đầu năm 2024, các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới trên cả nước đã kiểm định được 4.282.853 lượt phương tiện; kiểm tra cấp giấy chứng nhận chất lượng xe nhập khẩu: 105.453 ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc, 80.085 mô tô, xe gắn máy, 36.935 xe máy chuyên dùng nhập khẩu; thử nghiệm và cấp báo cáo thử nghiệm cho 598 xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, 1.284 phụ tùng ô tô, 569 xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe bốn bánh chở người; thử nghiệm khí thải phương tiện cơ giới đường bộ 303 mẫu xe ô tô, 140 mẫu động cơ ô tô hạng nặng và 289 mẫu mô tô, xe gắn máy. Trong lĩnh vực Tàu biển, Công trình biển, Cục ĐKVN đã thực hiện kiểm tra 1.072 lượt tàu biển, 45 lượt công trình biển đang khai thác; kiểm tra 22.523 phương tiện thủy nội địa; kiểm tra 2.614 lượt toa xe, 179 đầu máy, 40 toa xe đường sắt đô thị.
c) Công tác đào tạo, cấp giấy phép lái xe; cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái
- Lĩnh vực đường bộ:
+ Về cơ sở đào tạo: hiện nay, cả nước có 418 cơ sở đào tạo lái xe mô tô, 369 cơ sở đào tạo lái xe ô tô; hệ thống phòng học, trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên, xe tập lái, sân tập lái của cơ sở đào tạo lái xe được đầu tư, củng cố, tăng cường, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, phù hợp thực tiễn.
+ Về trung tâm sát hạch: hiện nay, cả nước có 57/63 tỉnh thành phố có trung tâm sát hạch lái xe ô tô, với tổng cộng 160 Trung tâm, bao gồm 50 Trung tâm loại 1 (sát hạch lái xe từ hạng A1 đến các hạng F) và 110 Trung tâm loại 2 (sát hạch lái xe từ hạng A1 đến hạng C).
+ Giấy phép lái xe quốc gia: đến nay, cả nước đã cấp 11.538.946 GPLX ô tô và 53.879.547 GPLX mô tô. Trong đó, có 7.405.087 giấy phép lái xe hạng B2, 2.319.493 giấy phép lái xe hạng C, 334.977 giấy phép lái xe hạng D, 189.982 giấy phép lái xe hạng E, 160.541 giấy phép lái xe hạng FC.
+ Giấy phép lái xe quốc tế: đã áp dụng dịch vụ công mức độ 4 trong việc cấp GPLX quốc tế: người dân đăng ký, gửi các thông tin về GPLX qua mạng internet, trả phí bằng thẻ thanh toán điện tử; cơ quan quản lý kiểm tra, xác minh, in GPLX quốc tế và gửi trả đến người dân thông qua hệ thống chuyển phát của bưu điện. Tuy nhiên năng lực của hệ thống còn hạn chế, cần được nâng cấp.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe: Phối hợp chặt chẽ với các Sở GTVT trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình đổi giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia, kịp thời giải quyết các vướng mắc nhằm đẩy mạnh số lượng hồ sơ thực hiện thành công; đến nay, cả nước đã cấp được trên 350.000 GPLX theo hình thức trực tuyến, trung bình 1.300 hồ sơ/ngày.
- Đối với các lĩnh vực khác: chủ động hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác đăng ký phương tiện; tiếp nhận và xử lý hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn (GCNKNCM, CCCM) theo quy định; tiếp tục tổ chức thẩm định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo theo quy định. Kết quả: Lĩnh vực đường sắt đã thực hiện đã thực hiện cấp mới 119, cấp lại 03 giấy phép lái tàu; Lĩnh vực hàng không dân dụng đã tổ chức sát hạch cấp, gia hạn giấy phép và năng định cho 2135 người lái và nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay; Lĩnh vực đường thủy nội địa tính đến 15/9/2024, trên toàn quốc có 11 cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, với tổng số giấy chứng nhận, chứng chỉ được cấp là 482.734 chiếc. Lĩnh vực hàng hải: Tính đến ngày 15/9/2024 tổng số thuyền viên, hoa tiêu hàng hải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn còn hiệu lực là: 65.041.
d) Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện
Trong 9 tháng đầu năm 2024, lực lượng công an, nhất là Cảnh sát giao thông các cấp đã có nhiều giải pháp quyết liệt, thường xuyên, liên tục trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nên tình trạng xe chở hàng quá tải, vi phạm kích thước thùng hàng tiếp tục được kiểm soát tốt, được dư luận đồng tình ủng hộ, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức của chính quyền các địa phương, các đơn vị chủ hàng, chủ xe và lái xe; các địa phương vẫn duy trì tốt công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường. Trong 9 tháng đầu năm, lực lượng CSGT và Công an các địa phương đã kiểm tra xử lý 45.762 trường hợp chở hàng quá tải trọng (chiếm 1,21% tổng số hành vi vi phạm bị xử lý).
Bộ Giao thông vận tải đà chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát tải trọng phương tiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 và Chỉ thị số 03/CT-BGTVT ngày 12/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc tăng cường kiểm soát tải trọng xe.
Về lĩnh vực đường bộ: Trong 06 tháng đầu năm 2024, các Trạm KTTTX lưu động và lực lượng Thanh tra giao thông sử dụng cân xách tay đã kiểm tra 22.891 phương tiện, trong đó, có 2.676 xe vi phạm, tước 759 giấy phép lái xe, xử phạt nộp kho bạc nhà nước 48,7 tỷ đồng.
Về lĩnh vực đường sắt: Đã tiến hành kiểm tra 85 cuộc về tải trọng xe chở hàng tại các ga có xếp dỡ hàng hóa. Qua kiểm tra chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm xếp hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép.
Về lĩnh vực hàng hải: Từ ngày 15/12/2023 đến ngày 14/9/2024, Cục Hàng hải Việt Nam và các đơn vị trực thuộc đã chủ trì thực hiện 999 cuộc kiểm tra, kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ tại các cảng biển, phối hợp với Thanh tra giao thông thực hiện 18 cuộc kiểm tra kiểm soát tải trọng. Kết quả kiểm tra trong kỳ không phát hiện phương tiện chở hàng vượt quá trọng tải cho phép tham gia giao thông.
7. Tình hình TNGT, ùn tắc giao thông và một số vấn đề liên quan khác.
a) Tai nạn giao thông
- TNGT quý IV năm 2023 từ 15/9/2023 đến 14/12/2023 theo số liệu báo cáo của Văn phòng Bộ Công an và Cục Cảnh sát giao thông, toàn quốc xảy ra 6.646 vụ, làm chết 2.940 người, bị thương 5.155 người. So với cùng kỳ năm 2022, tăng 574 vụ (+9,45%), giảm 424 người chết (-12,6%), tăng 1.051 người bị thương (+25,61%). Cụ thể:
+ Đường bộ: Xảy ra 6.599 vụ, làm chết 2.911 người, bị thương 5.144 người (trong đó có 10 vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 35 người, bị thương 21 người. So với cùng kỳ năm 2022, tăng 565 vụ, giảm 424 người chết, tăng 1.048 người bị thương.
+ Đường sắt: Xảy ra 33 vụ, làm chết 26 người, bị thương 07 người. So với cùng kỳ năm 2022, tăng 05 vụ, tăng 02 người chết, tăng 02 người bị thương.
+ Đường thủy: Xảy ra 14 vụ, làm chết 03 người, 04 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2022, tăng 04 vụ, giảm 02 người chết, tăng 01 người bị thương.
- TNGT 9 Tháng đầu năm 2024 (tính từ ngày 15/12/2023 đến 14/9/2024) theo số liệu của Văn phòng Bộ Công an toàn quốc xảy ra 17.836 vụ, làm chết 8.114 người, bị thương 13.385 người. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 1.506 vụ (+9,22%), giảm 829 người chết (-9,27%), tăng 2.413 người bị thương (+21,99%). Cụ thể:
+ Đường bộ: Xảy ra 17.687 vụ, làm chết 8.016 người, bị thương 13.354 người (trong đó có 21 vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 70 người, bị thương 15 người)[35]. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 1.492 vụ, giảm 827 người chết, tăng 2.410 người bị thương.
+ Đường sắt: Xảy ra 109 vụ, làm chết 75 người, bị thương 25 người. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 17 vụ, tăng 03 người chết, tăng 03 người bị thương.
+ Đường thủy: Xảy ra 40 vụ, làm chết 23 người, 06 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023, giảm 03 vụ, giảm 05 người chết.
Theo số liệu báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Quốc phòng, TNGT 9 tháng đầu năm 2024:
+ Hàng hải: Toàn quốc xảy ra 05 vụ tai nạn hàng hải; so với cùng kỳ năm 2023, số vụ tai nạn hàng hải không đổi (05/05); số người chết và mất tích giảm 01 người (01/02); số người bị thương không đổi (00/00).
+ Về lĩnh vực hàng không dân dụng: tính từ ngày 16/12/2023 đến ngày 15/09/2024, Cục HKVN đã nhận được 175 báo cáo an toàn bắt buộc (Mandatory Occurrence Report), xảy ra 64 sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn (01 mức B, 02 mức C và 61 mức D).
+ Tình hình TNGT trong hoạt động của quân đội: Toàn quân xảy ra 67 vụ TNGT (nguyên nhân: CQ = 29 vụ; KQ-21 vụ; HH = 17 vụ); làm chết 47 người, bị thương 51 người; so với cùng kỳ năm 2023, giảm 20 vụ (-23%), giảm 12 người chết (-20,3%), giảm 19 người bị thương (-27,1%).
* Tình hình TNGT theo địa phương 9 tháng đầu năm 2024 (tính từ ngày 15/12/2023 đến 14/9/2024): có 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2023, trong đó 07 địa phương giảm trên 25% số người chết là: Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Lâm Đồng, Bình Thuận, Long An, An Giang. Đặc biệt: Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh, Hậu Giang giảm trên 30% số người chết do TNGT.
b) Chỉ huy điều khiển giao thông, dẫn đoàn, ùn tắc giao thông
Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động nắm tình hình, xây dựng phương án, kế hoạch bố trí tối đa lực lượng, phương tiện triển khai các biện pháp nghiệp vụ bảo đảm TTATGT, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông phù hợp với thực tế của từng địa phương. Tăng cường phối hợp với các đơn vị của ngành Giao thông tổ chức khảo sát và kiến nghị với các đơn vị chức năng kịp thời khắc phục, giải quyết các bất hợp lý về tổ chức giao thông, góp phần làm giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, qua đó Cảnh sát giao thông, Công an các địa phương đã kiến nghị 8.670 điểm về tổ chức giao thông, trong đó có 172 “điểm đen” và 1.372 điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, 7.126 điểm bất hợp lý về tổ chức giao thông; ngành Giao thông vận tải đã giải quyết 90/172 điểm đen = 53%; 467/1.372 điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông = 34%; 2.117/7.126 điểm bất hợp lý về tổ chức giao thông = 30%.
Bộ Công an đã chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm TTATGT, dẫn đoàn 30 sự kiện, hội nghị chính trị, văn hóa, du lịch, thể thao quan trọng của đất nước. Bảo đảm TTATGT, dẫn 1.147 đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam và các đoàn khác với hơn 400.000 km bảo đảm tuyệt đối an toàn, thông suốt.
Về tình hình ùn tắc giao thông: Xảy ra 39 vụ[36]. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 65 vụ (-62,5%). Nguyên nhân do: tai nạn giao thông 26 vụ (chiếm 66,7%); lưu lượng phương tiện tăng cao 04 vụ (10,3%); thiên tai 07 vụ (17,9%); tổ chức giao thông 02 vụ (5,1%). Ngoài ra, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 (Yagi), một số tuyến giao thông như QL18 qua địa bàn Quảng Ninh, QL31 qua địa bàn Bắc Giang, QL15C qua địa bàn Thanh Hóa, một số đoạn QL32C địa bàn Phú Thọ (khu vực cầu Phong Châu sập) bị tê liệt, và ùn tắc nghiêm trọng; nhiều tuyến đường tại Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang bị cô lập trong lũ; cầu Chương Dương, cầu Long Biên, cầu Đuống (Hà Nội) và 9 cây cầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cấm hoặc hạn chế các phương tiện lưu thông do ngập sâu, nguy cơ sập cầu có thể xảy ra. Bão Yagi cũng làm nhiều tuyến giao thông trên địa bàn các tỉnh phía Bắc bị ngập úng, sạt lở, cô lập, công trình giao thông bị hư hại, ảnh hưởng (Hà Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, Hải Phòng, Hòa Bình, Lạng Sơn...).
- Tại thành phố Hà Nội còn có hiện tượng ùn tắc cục bộ tại các tuyến đường đang thi công xây dựng như đoạn tuyến thi công đường sắt trên cao, đặc biệt vào những ngày trời mưa thì hiện tượng ùn tắc giao thông diễn ra phức tạp trên diện rộng. UBND và Công an các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát trên địa bàn Thành phố Hà Nội, năm 2024 có tổng số 33 điểm ùn tắc giao thông (gồm 11 điểm phát sinh và 22 điểm chuyển tiếp từ năm 2023). Sở Giao thông vận tải đã phối hợp và thống nhất với Công an Thành phố xử lý 07/33 điểm ùn tắc giao thông. Cũng trong năm 2024, thành phố đã thực hiện điều chỉnh tổ chức giao thông trên 22 tuyến đường, nút giao, gồm 14 tuyến đường, nút giao đã tổ chức giao thông chính thức và 08 tuyến đường, nút giao đang trong thời gian thí điểm, đây là những nỗ lực nhằm giảm thiểu ùn tắc cục bộ trong thành phố, góp phần tạo hiệu quả lưu thông.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: tình hình ùn tắc có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là ùn tắc trên các tuyến phố chính, trong và ngoài cảng hàng không Tân Sơn Nhất đôi lúc xảy ra ùn tắc trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán, dịp lễ 30/4-1/5 và đầu mùa du lịch. Đầu năm 2024, thành phố thống kê: trong 24 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông, có 04 điểm chuyển biến tốt, 12 điểm có chuyển biển nhưng tình hình giao thông còn phức tạp, và 08 điểm không chuyển biến.
- Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) số chuyến bay đúng giờ, chậm giờ và hủy chuyến (OTP) trong giai đoạn 8 tháng đầu năm 2024 (Từ 01/01 đến 31/08/2024), các hãng HKVN thực hiện tổng số 176.307 chuyến bay, giảm 23.686 chuyến, tương đương giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó có 130.418 chuyến bay thực hiện đúng giờ, chiếm tỷ lệ 74,0% tổng số chuyến bay thực hiện, tương ứng giảm 11,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023. Số chuyến bay bị hủy của các hãng HKVN trong giai đoạn này là 650 chuyến hủy, tăng 4 chuyến, tương đương tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2023.
c) Chống người thi hành công vụ: Xảy ra 91 vụ[37], làm 34 đồng chí bị thương; bắt giữ 90 đối tượng bàn giao cơ quan chức năng xử lý theo quy định (Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố 56 vụ, 56 đối tượng; 22 vụ, 22 đối tượng đang củng cố hồ sơ để khởi tố theo quy định).
d) Đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, gây rối TTCC: Phát hiện, ngăn chặn và xử lý 102 vụ với 989 đối tượng có hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy xe thành đoàn với tốc độ cao, có dấu hiệu đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng. Trong đó, Công an các đơn vị, địa phương đã khởi tố 31 vụ, 340 đối tượng (02 vụ tổ chức đua xe trái phép, 30 đối tượng; 29 vụ gây rối trật tự công cộng, 310 đối tượng); xử lý hành chính 71 vụ.
đ) Công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương nâng cao hiệu quả công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông. Tăng cường kiểm tra, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông.
- Cơ quan Cảnh sát giao thông và Cảnh sát điều tra các cấp đã khởi tố 4506 vụ, 4580 bị can. Kết thúc điều tra, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân truy tố 3683 vụ, 3879 bị can (Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 3739 vụ, 3933 bị cáo).
Trong 9 tháng đầu năm 2024, kinh tế xã hội tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, nhu cầu đi lại tăng, đồng thời tập trung nhiều đợt cao điểm về TTATGT như: dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa lễ hội xuân, giỗ tổ Hùng Vương và lễ 30/4 -1/5, nghỉ lễ 02/09 đã tạo áp lực lớn lên công tác bảo đảm TTATGT, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương tình hình TTATGT trong 9 tháng đầu năm 2024 về cơ bản được bảo đảm. Tai nạn giao thông được kéo giảm về số người chết với cùng kỳ năm 2023, ùn tắc giao thông được kiểm soát tốt. Đặc biệt số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn trong các dịp cao điểm tiếp tục giảm so với các năm trước. Tình hình vi phạm về chở quá tải trọng xe, vi phạm về cơi nới thành thùng xe tại các địa phương đã được xử lý một cách căn bản.
Đạt được những kết quả trên là do những nguyên nhân sau:
Một là, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã có những chỉ đạo kịp thời, sát sao và sự vào cuộc nghiêm túc của các Bộ, ngành, địa phương trong công tác triển khai, thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT.
Hai là, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, 9 tháng đầu năm 2024, Bộ Công an đã tham mưu và chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân triển khai đồng bộ quyết liệt nhiều giải pháp bảo đảm TTATGT, trong đó trọng tâm là: Tham mưu hoàn thiện thể chế pháp luật về TTATGT; tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo đảm TTATGT; kịp thời tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trực tiếp ban hành nhiều kế hoạch lớn chỉ đạo về công tác bảo đảm TTATGT; triển khai thực hiện có hiệu quả đợt cao điểm bảo đảm TTATGT, TTXH trong các dịp lễ, tết; chủ động nắm tình hình, xây dựng, triển khai các kế hoạch, phương án bảo đảm TTATGT, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, từng thời điểm; kết hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT nhằm nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông.
Ba là, ngành Giao thông vận tải đã triển khai quyết liệt ,các công trình giao thông trọng điểm, đưa vào khai thác nhiều tuyến cao tốc mới góp phần nâng cao ATGT; tiếp tục quan tâm đổi mới, điều chỉnh kịp thời tổ chức giao thông; chủ động rà soát, đồng thời tiếp thu kiến nghị của lực lượng CSGT, chính quyền địa phương, báo chí và người dân để xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng yếu, các tuyến đường đèo dốc, các đường ngang đường sắt, các cổng trường học dọc theo các tuyến quốc lộ, các vị trí cầu vượt luồng đường thủy có tĩnh không thấp, khẩu độ hạn chế. Tăng cường quản lý hoạt động vận tải; bảo đảm ATGT đối với phương tiện thủy chở khách, nhất là các phương tiện chở khách từ bờ ra đảo, các tàu cao tốc.
Bốn là, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí đã kịp thời đưa tin về tình hình TTATGT trong các bản tin thời sự hàng ngày, cảnh báo các nguy cơ cao gây TNGT, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh TNGT trong đợt cao điểm.
Năm là, Các địa phương ngày càng vào cuộc sâu sát và hiệu quả hơn trong công tác bảo đảm TTATGT.
* Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm TTATGT trong 9 tháng đầu năm 2024 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:
+ Tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng còn xảy ra, làm chết và bị thương nhiều người[38]; số vụ và số người bị thương do tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 9,22% số vụ, tăng 21,99% số người bị thương).
+ Tình trạng tụ tập, điều khiển xe thành đoàn, có dấu hiệu đua xe trái phép vẫn còn xảy ra tại một số tỉnh, thành phố.
+ Tình trạng xe ô tô tải không thực hiện nghiêm quy định về xếp hàng hóa lên phương tiện, khiến cho hàng hóa bị rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông tiếp tục diễn ra, điển hình như một số vụ xe Container rơi cuộn thép tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
+ Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, trên một số quốc lộ trọng điểm, nhất là tại cửa ngõ ra, vào các thành phố lớn có xu hướng diễn biến phức tạp đặc biệt trong các dịp cao điểm, các dịp thời tiết bất thường.
+ Hành vi chống người thi hành công vụ trong quá trình xử lý vi phạm về TTATGT còn xảy ra ở một số nơi.
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
+ Ý thức chấp hành các quy định pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn chưa cao; vi phạm quy định nồng độ cồn, chất ma túy khi lái xe đã giảm sâu nhưng vẫn còn tồn tại.
+ Công tác quản lý nhà nước tại một số lĩnh vực liên quan tới công tác bảo đảm TTATGT, tại một số địa phương còn yếu kém, chậm được khắc phục; cấp ủy, chính quyền và lực lượng chức năng ở một số địa phương còn nhận thức chưa đúng, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, còn tình trạng ỷ lại cho các lực lượng chức năng trong khi công tác quản lý nhà nước tại một số lĩnh vực liên quan tới công tác bảo đảm TTATGT còn bất cập.
+ Hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về TTATGT ở một số đơn vị, địa phương còn hạn chế do lực lượng mỏng, ứng dụng KHCN còn hạn chế, một số quy định còn chồng chéo; sự phối hợp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT giữa các lực lượng bảo đảm TTATGT có nơi, có lúc chưa chặt chẽ.
+ Nguồn kinh phí dành cho công tác bảo đảm TTATGT còn hạn chế, nhất là kinh phí để thực hiện duy tu, bảo trì, khắc phục điểm đen về TNGT, kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật về TTATGT dành cho các đoàn thể, chính trị xã hội.
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM BẢO ĐẢM TTATGT NĂM 2025
Trong những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sự điều hành của Chính phủ, UBND các cấp và sự phối hợp của cả hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu giao thông, vận tải dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm TTATGT. Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 23/CT-TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các chiến lược, kế hoạch về TTATGT, đồng thời chuẩn bị thực hiện tốt Luật Đường Bộ và Luật Trật tự An toàn giao thông Đường bộ vừa được Quốc hội thông qua; nhằm đạt được mục tiêu mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra là tiếp tục kiềm chế và kéo giảm TNGT trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, trong năm 2025 các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện quyết liệt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Mục tiêu
- Tiếp tục kiềm chế, kéo giảm TNGT theo các chỉ tiêu thống kê TNGT.
- Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm và tại các đô thị lớn, đặc biệt là TP. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Các nhiệm vụ trọng tâm
Để thực hiện được mục tiêu trên, các Bộ, ngành, địa phương cần xây dựng Kế hoạch thực hiện Năm An toàn giao thông 2025 trong đó tiếp tục tập trung vào 08 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TW ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới, Nghị quyết 149/NQ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2023 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
b) Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT, nhằm áp dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn; lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải.
c) Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xóa bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa; bảo vệ an toàn tĩnh không đường tiếp cận và khu bay các cảng hàng không.
d) Nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.
đ) Tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh.
e) Kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn đối với các tổ chức, cá nhân; tăng cường công tác chỉ đạo thông tin, tuyên truyền về an toàn giao thông, trong đó đa dạng hóa các loại hình thông tin, tuyên truyền (báo chí, thông tin cơ sở, viễn thông, các nền tảng mạng xã hội...), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đo quét, đánh giá trong các hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn giao thông, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp vận tải.
g) Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm TTATGT, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm bảo đảm an toàn giao thông, đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý vận tải; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát, xử lý vi phạm TTATGT, xây dựng cơ sở dữ liệu về TTATGT, bảo đảm khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành GTVT, Công an, Y tế (nạn nhân nhập viện, số liệu người chết, bị thương do TNGT), Tài chính phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.
h) Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả TNGT; cải thiện năng lực sơ cứu TNGT cho nhân viên y tế thôn, bản, trạm y tế; nâng cao năng lực chuyên môn, phương tiện, trang thiết bị cho bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện bảo đảm khả năng tiếp cận hiện trường và cứu chữa đa số thương tích cho nạn nhân tai nạn giao thông; khẩn trương xây dựng ứng dụng báo thông tin tai nạn giao thông trên nền kỹ thuật số nhằm kịp thời nắm bắt thông tin để xử lý và khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông.
(Xin gửi kèm các Phụ lục I, II, III).
Để thực hiện được mục tiêu bảo đảm TTATGT trong các Nghị quyết của Quốc hội và tiếp tục duy trì thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT trong năm 2024 cũng như trong các năm tiếp theo, Chính phủ kiến nghị Quốc hội:
1. Tiếp tục quan tâm giám sát đối với công tác bảo đảm TTATGT trên phạm vi cả nước và tại các địa phương.
2. Tiếp tục quan tâm giám sát công tác xây dựng và thông qua các quy định pháp luật bảo đảm TTATGT.
3. Ưu tiên các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo đảm TTATGT.
Trên đây là Báo cáo của Chính phủ về “Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT năm 2024; phương hướng nhiệm vụ bảo đảm TTATGT năm 2025”. Chính phủ mong tiếp tục nhận được sự chỉ đạo của Quốc hội và sự giám sát thường xuyên của các Ủy ban của Quốc hội./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
PHÂN TÍCH TNGT ĐƯỜNG BỘ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Báo cáo số: 576/BC-CP ngày 30 tháng 9 năm 2024)
1. Nguyên nhân tai nạn: Có 11,79% do người điều khiển phương tiện đi sai làn đường, phần đường; 7,86% do chuyển hướng không chú ý; 4,89% do sử dụng rượu bia, chất kích thích có cồn; 0,18% do sử dụng ma túy, chất gây nghiện; 3,62% do vượt xe sai quy định; 3,07% do vi phạm tốc độ; 1,95% do người đi bộ sang đường sai quy định; 0,36% do dừng đỗ sai quy định; 0,14% do công trình giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn; 0,07% do phương tiện không bảo đảm ATKT; 35,81% nguyên nhân khác; 30,27% chưa khác định được nguyên nhân.
2. Về giới tính: Nam giới (82,21%), nữ giới (17,79%).
3. Về độ tuổi: Dưới 18 tuổi (8,71%); từ 18-27 tuổi (20,5%); từ 28-55 tuổi (56,49%); trên 55 tuổi (14,31%).
4. Về thời gian: Từ 0-6h (12,17%); từ 6-12h (22,37%); từ 12-18h (28,59%); từ 18-24h (36,86%).
5. Về tuyến đường: Quốc lộ (35,68%), đường huyện (21,52%), đường tỉnh (18,06%), đường xã (11,66%), cao tốc (1,06%); các tuyến đường khác và chưa cập nhật tuyến đường (12,02%).
6. Phương tiện: Mô tô, xe máy (59,59%); xe tải (15,86%); xe ô tô con (12,49%); ô tô khách (3,06%); xe rơ mooc, sơ mi rơ mooc (3,11%); ô tô chuyên dụng (0,47%); xe thô sơ (4,51%) và phương tiện đường bộ khác (0,91%).
_______________
Nguồn: Văn phòng Bộ Công an.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM TTATGT 9 THÁNG NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Báo cáo số: 576/BC-CP ngày 30 tháng 9 năm 2024)
* Phân tích trên 3.774.945 hành vi vi phạm:
- Chạy quá tốc độ quy định: 752.670 t/h = 19,94%
- Vi phạm quy định về nồng độ cồn: 722.409 t/h = 19,14%
- Lái xe dương tính với ma túy: 4.127 t/h = 0,11%
- Vi phạm quy định về GPLX, bằng, CCCM: 351.882 t/h = 9,32%
- Vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm: 371.890 t/h = 9,85%
- Dừng đỗ không đúng quy định: 219.504 t/h = 5,81 %
- Đi sai làn đường, phần đường: 11 1.338 t/h = 2,95%
- Chở quá trọng tải hàng hóa: 45.777 t/h = 1,21%
- Chở quá quá vạch dấu mớn nước an toàn: 25.556 t/h = 0,68%
- Chở quá số người quy định: 42.152 t/h = 1,12%
- Đi vào đường cấm, đi ngược chiều: 43.085 = 1,14%
- Tránh vượt sai quy định: 13.046 t/h = 0,35%
- Điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng: 839 t/h = 0,02%
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: 67.991 t/h = 1,8%
- Vi phạm quy định về niên hạn sử dụng phương tiện: 3.285 t/h = 0,09%
- Vi phạm quy định xếp dở hàng hóa trên phương tiện: 13.063 t/h = 0,35%
- Vi phạm quy định về vận chuyển người người, hành khách: 15.429 t/h = 0,41%
- Vi phạm quy định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện: 1.783 t/h = 0,05%
- Hành vi khác: 969.119 t/h = 25,67%.
_______________
Nguồn: Văn phòng Bộ Công an.
THỐNG KÊ TNGT THEO ĐỊA PHƯƠNG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Báo cáo số: 576/BC-CP ngày 30 tháng 9 năm 2024)
(Số liệu do Ban An toàn giao thông các địa phương cung cấp)
TT |
ĐỊA PHƯƠNG |
SỐ VỤ |
SỐ NGƯỜI CHẾT |
SỐ NGƯỜI BỊ THƯƠNG |
||||||
9 tháng/2024 |
So sánh với 9T/2023 |
9 Tháng/2024 |
So sánh với 9T/2023 |
9 Tháng/2024 |
So sánh với 9T/2023 |
|||||
Tăng giảm (-) |
% |
Tăng giảm (-) |
% |
Tăng giảm (-) |
% |
|||||
1 |
CÀ MAU |
35 |
-15 |
-30.0% |
17 |
-14 |
-45.2% |
24 |
-16 |
-40.0% |
2 |
TP.HCM |
1130 |
-79 |
-6.5% |
336 |
-168 |
-33.3% |
722 |
39 |
5.7% |
3 |
HẬU GIANG |
124 |
-5 |
-3.9% |
60 |
-29 |
-32.6% |
79 |
8 |
11.3% |
4 |
LÂM ĐỒNG |
365 |
4 |
1.1% |
152 |
-64 |
-29.6% |
303 |
116 |
62.0% |
5 |
B. THUẬN |
451 |
99 |
28.1% |
132 |
-51 |
-27.9% |
398 |
185 |
86.9% |
6 |
LONG AN |
244 |
-29 |
-10.6% |
143 |
-49 |
-25.5% |
146 |
25 |
20.7% |
7 |
AN GIANG |
191 |
1 |
0.5% |
108 |
-36 |
-25.0% |
95 |
1 |
1.1% |
8 |
BẮC NINH |
279 |
-90 |
-24.4% |
134 |
-44 |
-24.7% |
170 |
-75 |
-30.6% |
9 |
T.NGUYÊN |
484 |
-62 |
-11.4% |
80 |
-22 |
-21.6% |
476 |
-95 |
-16.6% |
10 |
SƠN LA |
106 |
-13 |
-10.9% |
70 |
-18 |
-20.5% |
100 |
-32 |
-24.2% |
11 |
TRÀ VINH |
195 |
107 |
121.6% |
63 |
-15 |
-19.2% |
187 |
144 |
334.9% |
12 |
K. GIANG |
119 |
11 |
10.2% |
56 |
-13 |
-18.8% |
84 |
1 |
1.2% |
13 |
BÌNH ĐỊNH |
356 |
71 |
24.9% |
158 |
-36 |
-18.6% |
274 |
112 |
69.1% |
14 |
ĐỒNG NAI |
513 |
0 |
0.0% |
367 |
-80 |
-17.9% |
246 |
41 |
20.0% |
15 |
B. DƯƠNG |
678 |
-14 |
-2.0% |
326 |
-70 |
-17.7% |
471 |
-5 |
-1.1% |
16 |
PHÚ YÊN |
193 |
-10 |
-4.9% |
115 |
-24 |
-17.3% |
123 |
-16 |
-11.5% |
17 |
CAO BẰNG |
105 |
-10 |
-8.7% |
24 |
-5 |
-17.2% |
117 |
-4 |
-3.3% |
18 |
NGHỆ AN |
300 |
-15 |
-4.8% |
170 |
-32 |
-15.8% |
188 |
-28 |
-13.0% |
19 |
LAI CHÂU |
52 |
16 |
44.4% |
16 |
-3 |
-15.8% |
51 |
13 |
34.2% |
20 |
PHÚ THỌ |
265 |
7 |
2.7% |
129 |
-24 |
-15.7% |
185 |
-25 |
-11.9% |
21 |
H. PHÒNG |
404 |
29 |
7.7% |
174 |
-32 |
-15.5% |
303 |
43 |
16.5% |
22 |
N.THUẬN |
208 |
70 |
50.7% |
60 |
-11 |
-15.5% |
222 |
112 |
101.8% |
23 |
V. PHÚC |
231 |
7 |
3.1% |
103 |
-15 |
-12.7% |
181 |
7 |
4.0% |
24 |
Q.NAM |
309 |
55 |
21.7% |
132 |
-19 |
-12.6% |
257 |
70 |
37.4% |
25 |
BR-VT |
324 |
17 |
5.5% |
152 |
-19 |
-11.1% |
247 |
39 |
18.8% |
26 |
THÁI BÌNH |
254 |
-4 |
-1.6% |
144 |
-18 |
-11.1% |
141 |
7 |
5.2% |
27 |
V. LONG |
120 |
23 |
23.7% |
80 |
-10 |
-11.1% |
94 |
43 |
84.3% |
28 |
BẮC KẠN |
63 |
15 |
31.3% |
17 |
-2 |
-10.5% |
71 |
17 |
31.5% |
29 |
B.PHƯỚC |
266 |
-42 |
-13.6% |
177 |
-20 |
-10.2% |
151 |
-5 |
-3.2% |
30 |
LẠNG SƠN |
333 |
97 |
41.1% |
63 |
-7 |
-10.0% |
303 |
73 |
31.1% |
31 |
T.GIANG |
238 |
-13 |
-5.2% |
162 |
-18 |
-10.0% |
134 |
25 |
22.9% |
32 |
K. HÒA |
310 |
49 |
18.8% |
173 |
-18 |
-9.4% |
200 |
112 |
127.3% |
33 |
THANH HÓA |
694 |
11 |
1.6% |
291 |
-30 |
-9.3% |
597 |
31 |
5.5% |
34 |
TÂY NINH |
311 |
93 |
42.7% |
182 |
-15 |
-7.6% |
193 |
138 |
250.9% |
35 |
Q.BÌNH |
154 |
-5 |
-3.1% |
87 |
-6 |
-6.5% |
103 |
2 |
2.0% |
36 |
B. GIANG |
243 |
-33 |
-12.0% |
147 |
-9 |
-5.8% |
130 |
-37 |
-22.2% |
37 |
HÀ NỘI |
1140 |
246 |
27.5% |
495 |
-30 |
-5.7% |
949 |
373 |
64.8% |
38 |
BẠC LIÊU |
76 |
20 |
35.7% |
36 |
-2 |
-5.3% |
71 |
44 |
163.0% |
39 |
HÀ NAM |
208 |
-2 |
-1.0% |
102 |
-5 |
-4.7% |
154 |
-12 |
-7.2% |
40 |
NINH BÌNH |
133 |
0 |
0.0% |
78 |
-3 |
-3.7% |
83 |
-4 |
-4.6% |
41 |
ĐÀ NẴNG |
457 |
40 |
9.6% |
92 |
-1 |
-1.1% |
450 |
87 |
24.0% |
42 |
CẦN THƠ |
209 |
25 |
13.6% |
120 |
0 |
0.0% |
153 |
71 |
86.6% |
43 |
S.TRĂNG |
215 |
81 |
60.4% |
88 |
1 |
1.1% |
178 |
83 |
87.4% |
44 |
KONTUM |
114 |
22 |
23.9% |
82 |
2 |
2.5% |
85 |
3 |
3.7% |
45 |
HÒA BÌNH |
186 |
21 |
12.7% |
79 |
2 |
2.6% |
164 |
25 |
18.0% |
46 |
TT-HUẾ |
217 |
46 |
26.9% |
93 |
4 |
4.5% |
160 |
35 |
28.0% |
47 |
ĐẮK LẮK |
322 |
1 |
0.3% |
207 |
12 |
6.2% |
228 |
19 |
9.1% |
48 |
YÊN BÁI |
122 |
37 |
43.5% |
51 |
3 |
6.3% |
114 |
49 |
75.4% |
49 |
NAM ĐỊNH |
241 |
-9 |
-3.6% |
146 |
10 |
7.4% |
136 |
-27 |
-16.6% |
50 |
HƯNG YÊN |
429 |
47 |
12.3% |
145 |
11 |
8.2% |
384 |
145 |
60.7% |
51 |
HÀ GIANG |
65 |
9 |
-12.2% |
54 |
5 |
10.2% |
35 |
-28 |
-44.4% |
52 |
GIA LAI |
375 |
84 |
28.9% |
223 |
23 |
11.5% |
259 |
87 |
50.6% |
S3 |
ĐẮK NÔNG |
133 |
22 |
19.8% |
63 |
7 |
12.5% |
81 |
33 |
68.8% |
54 |
T.QUANG |
118 |
-11 |
-8.5% |
45 |
5 |
12.5% |
100 |
-13 |
-11.5% |
55 |
LÀO CAI |
150 |
17 |
12.8% |
58 |
7 |
13.7% |
122 |
-34 |
-21.8% |
56 |
Đ.THÁP |
242 |
55 |
29.4% |
181 |
22 |
13.8% |
115 |
28 |
32.2% |
57 |
Q.NGÃI |
288 |
59 |
25.8% |
136 |
18 |
15.3% |
230 |
46 |
25.0% |
58 |
HÀ TĨNH |
321 |
67 |
26.4% |
170 |
23 |
15.6% |
202 |
47 |
30.3% |
59 |
H. DƯƠNG |
539 |
291 |
117.3% |
182 |
25 |
15.9% |
457 |
309 |
208.8% |
60 |
Q. NINH |
408 |
111 |
37.4% |
177 |
25 |
16.4% |
363 |
126 |
53.2% |
61 |
QUẢNG TRỊ |
166 |
22 |
15.3% |
80 |
17 |
27.0% |
130 |
16 |
14.0% |
62 |
ĐIỆN BIÊN |
65 |
-20 |
-23.5% |
21 |
5 |
31.3% |
73 |
-24 |
-24.7% |
63 |
BẾN TRE |
115 |
29 |
33.7% |
104 |
29 |
38.7% |
14 |
-5 |
-26.3% |
[1] (1) Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới; (2) Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 26/07/2024 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới; (3) Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 17/09/2024 về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.
[2] (1) Công điện số 07/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23 tháng 01 năm 2024 về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại thành phố Đà Nẵng; (2) Công điện số 10/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29 tháng 01 năm 2024 về tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024; (3) Công điện số 14/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 2 năm 2024 về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế; (4) Công điện số 17/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 3 năm 2024 về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Tuyên Quang; (5) Công điện số 20/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 3 năm 2024 về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên tuyến cao tốc Cam lộ - La Sơn thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế; (6) Công điện số 36/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 04 năm 2024 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024; (7) Công điện 66/CĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2024 về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Hải Dương; (8) Công điện 67/CĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2024 về việc tập trung khắc phục sự cố sạt lở đất tại tỉnh Hà Giang và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở; (9) Công điện 81/CĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2024 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ Quốc Khánh 02/9 và tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường; (10) Công điện 93/CĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, bảo đảm an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình; (11) Công điện 96/CĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2024 về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
[3] (1) Kế hoạch số 05/KH-UBATGTQG của Ủy ban ATGT Quốc gia ngày 05 tháng 01 năm 2024 về Kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024; (2) Kế hoạch 98/UBATGTQG của Ủy ban ATGT Quốc gia ngày 14 tháng 3 năm 2024 về Tổ chức Hội thảo tăng cường vai trò quản lý giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường đối với cấp Trung học; (3) Kế hoạch 151/KH-UBATGTQG của Ủy ban ATGT Quốc gia ngày 02 tháng 05 năm 2024 về Tuyên truyền An toàn giao thông năm 2024 trên các phương tiện truyền thông; (4) Kế hoạch 174/KH-UBATGTQG ngày 27 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban ATGT Quốc gia về Kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2024; (5) Kế hoạch Phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định số 186/QĐ-UBATGTQG ngày 06 tháng 06 năm 2024 của Ủy ban ATGT Quốc gia; (6) Kế hoạch 194/KH-UBATGTQG ngày 27 tháng 6 nám 2024 về việc Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới; (7) Kế hoạch 213/KH-UBATGTQG ngày 05 tháng 8 năm 2024 về việc Tổ chức Giải thưởng báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông 2024; (8) Kế hoạch 220/KH-UBATGTQG ngày 12 tháng 8 năm 2024 về việc tổ chức Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024; (9) Kế hoạch 263/KH-UBATGTQG ngày 16 tháng 09 năm 2024 về Chương trình trao tặng Mũ bảo hiểm cho trẻ em năm 2024 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.
[4] Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25-5-2023 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới”; Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 2060/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
[5] (1) Kế hoạch số 634/KH-BCA-V01-C08 ngày 28/12/2023 mở cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội trên các tuyến giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các Lễ hội đầu xuân 2024; (2) Kế hoạch số 45/KH-BCA-C08 ngày 29/01/2024 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2024 của lực lượng Công an nhân dân.
[6] (1) Điện số 13/HT ngày 25/3/2024 thực hiện nghiêm túc Công điện số 14/CĐ-TTg ngày 18/02/2024, Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 21/02/2024, Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 11/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục các vụ TNGT và chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm TTATGT trên đường cao tốc; (2) Điện số 17/HT ngày 15/4/2024; (3) Điện số 18/HT ngày 16/4/2024 bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024; (4) Điện số 24/HT ngày 03/5/2024 bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng thời quán triệt, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Điện số 05/HT ngày 03/02/2023 và (5) Điện số 76/HT ngày 31/8/2023 của đồng chí Bộ trưởng về tăng cường các giải pháp bảo đảm TTATGT và khắc phục một số tồn tại, hạn chế, góp phần tạo chuyển biến tích cực hơn nữa tình hình TTATGT, kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông bền vững.
[7] Cục Cảnh sát giao thông đã trực tiếp triển khai phương án tổ chức tuần tra, kiểm soát liên tuyến bảo đảm TTATGT trên tuyến Quốc lộ 1A (Phương án số 70/PA-C08-P1 ngày 05/01/2024) và có kế hoạch tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT trên tuyến sông Hồng và địa bàn các tỉnh giáp ranh (Kế hoạch số 1331/KH-C08-P8 ngày 15/12/2023); đồng thời có Điện số 359/HT ngày 29/12/2023, Điện 382/HT ngày 10/01/2024 và Điện số 441/HT ngày 07/2/2024 chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc triển khai các hoạt động nghiệp vụ bảo đảm TTATGT, phòng ngừa giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn; tổ chức tuần tra, kiểm soát bảo đảm TTATGT liên tuyến trên các tuyến Quốc lộ trọng điểm; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm TTATGT trên các tuyến, địa bàn đường thủy và thành lập các Tổ công tác nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện trên tuyến Quốc lộ 1A (từ Lạng Sơn đến Cà Mau).
[8] Từ ngày 01/8/2024 Bộ Công an đã thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình cho thủ tục đăng ký xe lần đầu đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước cho công dân Việt Nam.
[9] (1) Quyết định số 1513/QĐ-BGTVT ngày 20/11/2023; (2) Văn bản số 1695/BGTVT-VT ngày 20/2/2024; (3) Văn bản số 2316/BGTVT-VT ngày 06/3/2024; (4) Văn bản số 2406/BGTVT-KCHT ngày 08/3/2024; (5) Văn bản số 3428/BGTVT-VT ngày 1/4/2024; (6) Văn bản số 3997/BGTVT-VT ngày 9/4/2024; (7) Văn bản số 5677/BGTVT-VT ngày 29/05/2024; (8) Văn bản số 6022/BGTVT-VT ngày 06/06/2024 tăng cường nhiệm vụ bảo đảm ATGT đối với xe ô tô đưa đón học sinh.
[10] (1) Quyết định số 1513/QĐ-BGTVT ngày 20/11/2023 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành kèm theo Kế hoạch công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm TTATGT trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Giáp Thìn năm 2024; (2) Văn bản số 1695/BGTVT-VT ngày 20/2/2024 triển khai Công điện số 14/CĐ-TTg ngày 18/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn; (3) Văn bản số 2316/BGTVT-VT ngày 06/3/2024 triển khai Công điện số 17/CĐTTg ngày 05/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Tuyên Quang; (4) Văn bản số 2406/BGTVT-KCHT ngày 08/3/2024 bảo đảm trật tự an toàn, phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt theo kiến nghị của Bộ Công an tại văn bản số 689/BCA-C08; (5) Văn bản số 3428/BGTVT-VT ngày 1/4/2024 tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; (6) Văn bản số 3997/BGTVT-VT ngày 9/4/2024 tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4, 01/5; (7) Văn bản số 5677/BGTVT-VT ngày 29/05/2024 tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm trật tự, ATGT đối với hoạt động kinh doanh vận tải trong tình hình mới; (8) Văn bản số 6022/BGTVT-VT ngày 06/06/2024 tăng cường nhiệm vụ bảo đảm ATGT đối với xe ô tô đưa đón học sinh; (9) Văn bản số 10022/BGTVT-VT ngày 18/9/2024 về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT đường bộ, đường thủy, phòng chống đuối nước cho học sinh tại tỉnh Quảng Nam; (10) Công điện số 38/CĐ-BGTVT về việc bảo đảm an toàn giao thông đường thủy và các cầu vượt sông do ảnh hưởng cửa mưa, lũ sau bão số 3; (11) Quyết định số 1131/QĐ-BGTVT công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông tại cầu Phong Châu (Km18+300 Quốc lộ 32C), tỉnh Phú Thọ do bão số 3 và mưa, lũ gây ra ngày 09/9/2024.
[11] Kế hoạch số 25/KH-BGDĐT ngày 10/01/2024 triển khai công tác giáo dục ATGT trong trường học năm 2024.
[12] Chương trình phối hợp số 11/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 19/10/2022 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, ATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022-2025.
[13] Kế hoạch số 1411/KH-BGDĐT ngày 18/8/2023 tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho học sinh sinh viên (HSSV) năm 2024.
[14] (1) Kế hoạch số 2477/KH-BQP ngày 14/7/2023 của Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới; (2) Kế hoạch số 1601/KH-BQP ngày 26/5/2022 của Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025; (3) Kế hoạch số 227/KH-BQP ngày 17/01/2024 của Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới.
[15] Kế hoạch số 133/KH-BCĐ ngày 05/01/2024.
[16] Kế hoạch số 5326/KH-BCĐ ngày 10/7/2024.
[17] (1) Thông tư số 12/2Q24/TT-BCA ngày 04/4/2024 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong Công an nhân dân; (2) Thông tư số 13/2024/TT-BCA ngày 19/4/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2018/TT-BCA ngày 11/01/2018 quy định về đăng kiểm viên phương tiện thủy Công an nhân dân; (3) Thông tư 26/2024/TT-BCA, ngày 21/6/2024 quy định thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; (4) Thông tư số 28/TT-BCA ngày 29/6/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2023/TT-BCA ngày 01/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông và Thông tư số 24/2023/TT-BCA ngày 01/7/2023 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới.
[18] Văn bản số 9881/BGTVT-PC ngày 13/09/2024 của Bộ Giao thông vận tải gửi các Bộ, ngành, địa phương xin ý kiến góp ý đối với nội dung báo cáo tổng kết Luật Giao thông đường thủy nội địa.
[19] Văn bản số 8888/BGTVT-PC ngày 19/8/2024 của Bộ GTVT gửi các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia ý kiến đối với Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
[20] Gồm (1) Nghị định số 19/2024/NĐ-CP ngày 23/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước; (2) Nghị định số 30/2024/NĐ-CP ngày 07/3/2024 quy định về quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đăng ký tại nước ngoài, do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch; (3) Nghị định số 34/2024/NĐ-CP ngày 31/3/2024 quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa; (4) Nghị định số 41/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe
[21] (1) Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ; (2) Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ; (3) Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe; (4) Nghị định quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; (5) Nghị định của Chính phủ quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác; (6) Nghị định quy định về thanh toán điện tử giao thông.
[22] (1) Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT ngày 31/3/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái; (2) Thông tư số 10/2024/TT-BGTVT ngày 10/4/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam; (3) Thông tư số 18/2024/TT-BGTVT ngày 31/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
[23] (1) Thông tư số 13/2024/TT-BGTVT quy định cơ chế quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không; (2) Thông tư số 15/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay; và (3) Thông tư số 18/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
[24] Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TTBGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay và các Thông tư sửa đổi, bổ sung; (2) Thông tư quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; (3) Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa.
[25] Các thông tư đang được Bộ GTVT dự thảo, dự kiến ban hành trong quý IV 2024 triển khai Luật Đường bộ: (1) Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ; (2) Thông tư quy định về quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; (3) Thông tư quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ; (4) Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (bao gồm quy định về hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm đừng xe); (5) Thông tư quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ; xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ; (6)Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng; (7) Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành quản lý bến xe; quản lý vận tải quá cảnh; kiểm tra tải trọng xe; quản lý, bảo trì công trình giao thông; vận hành, khai thác giao thông công cộng; (8) Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2021/TT-BGTVT ngày 16/12/2021 quy định về quản lý, hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng đường bộ; (9) Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TTBGTVT ngày 29/5/2020 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; (10) Thông tư quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, do trung ương quản lý; (11) Thông tư quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ sử dụng phà thuộc tuyến quốc lộ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Tám Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia gồm: (1) về bến xe, trạm dừng nghỉ, công trình kiểm soát tải trọng xe; (2) về báo hiệu đường bộ; (3) về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; (4) về bến xe hàng; (5) về Trạm kiểm tra tải trọng xe; (6) định mức công tác đào hót đất, đá sụt lở trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông trên hệ thống đường bộ; (7) về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô sửa đổi lần 1 năm 2024 (QCVN 31:2014/BGTVT); (8) về bến xe khách Sửa đổi 2:2024 QCVN 45:2012/BGTVT.
[26] Quốc hội đã có Nghị quyết số 129/2024/QH15 ngày 08/6/2024 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024, trong đó dự án Luật Quản lý phát triển đô thị số trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 9 - tháng 5/2025 và trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 10 - tháng 10/2025).
[27] Các trang Fanpage các nhóm nhu: Otofun, Oto+,Otosaigon, OFFB ...
[28] Công an các địa phương đã tổ chức công tác tuyên truyền miệng với tổng số 223.618 lần cho 750.610 lượt người, triển lãm 34.160 tấm, biển Pano, Apphich; phát 207.754 tờ rơi; thực hiện 715 mô hình về bảo đảm TTATGT, trong đó đã triển khai duy trì hoạt động hiệu quả hơn 11.000 mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên toàn quốc (63/63 địa phương đã thực hiện); phối hợp với các trường học tổ chức ký cam kết chấp hành quy định về an toàn giao thông cho hơn 8,9 triệu học sinh, sinh viên và không giao xe cho người chưa đủ điều kiện với gần 4,3 triệu phụ huynh; thực hiện ký cam kết cho 37.390 người tham gia giao thông; chiếu phim về TTATGT tổng số 89.227 lần cho 584.910 lượt người; tổ chức 62 lần các hình thức sân khấu với 28.572 người tham dự; xây dựng 87 chuyên mục báo chí, 958 phóng sự, 3357 tin viết, 3.884 tin nói; tổ chức 23.738 lượt tuyên truyền lưu động; tặng 2.790 suất quà, mũ bảo hiểm, dụng cụ nổi.
[29] Theo Quyết định số 1483/QĐ-BGTVT ngày 15/11/2023.
[30] Kiểm tra công tác bảo đảm TTATGT các đơn vị: Bộ CHQS tỉnh Hải Dương/QK3; Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa/QK4; Lữ đoàn 45/BCPB; Trường SQ Tăng - Thiết giáp/BC TTG.
[31] (1) Dự án đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; (2) Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh; (3) Dự án Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua tuyến ĐTNĐ quốc gia - giai đoạn I (Khu vực phía Nam); (4) Dự án nâng cấp đoạn Km18 - Km80,Quốc lộ 4B Lạng Sơn; (5) Đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận; (6) Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B qua tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng; (7) Dự án nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ trên địa phận tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ để tổ chức lại giao thông; (8) Dự án nâng cấp mặt đường tuyến Lộ Tẻ - Rạch sỏi trên địa phận thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang; (9) Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn; (10) Dự án Đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 (DATP2).
[32] (1) Hạng mục “Xây dựng 02 đơn nguyên cầu đô thị và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch” thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 thành phố Hà Nội; (2) Dự án thành phần đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam, phía Đông giai đoạn 2017-2020; (3) Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C đoạn Km217+150 - Km247+100, tỉnh Tuyên Quang; (4) Dự án QL37 Hải Phòng giai đoạn 1; (5) Dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên; (6) 30km đoạn đầu tuyến DATP đường bộ cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt; (7) Dự án ĐTXD công trình cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, Thanh Hóa.
[33] 4 điểm đen TNGTĐS: (1) Km 8+ 042 (TT Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội); (2) Km 81 + 487 (TT Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định); (3) Km 109 + 350 (Yên Bằng, Ý Yên, Nam Định); (4) Km 266 + 180 (Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An).
[34] Ba tỉnh chưa có tổ chức hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: Hà Giang, Lai Châu và Yên Bái.
[35] Đắk Lắk 04 vụ; Trà Vinh 02 vụ; Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Nông, Đồng Tháp, Hà Nội, Hà Tĩnh, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Tiền Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế mỗi địa phương 01 vụ. Nguyên nhân: Không chú ý quan sát (04 vụ); sử dụng ma túy (02 vụ), vi phạm nồng độ cồn (01 vụ), vi phạm quy định về tốc độ (03 vụ); quá tải trọng 01 vụ; đi không dùng phần đường, làn đường, chiều đường (03 vu); vượt xe không đúng quy định (03 vụ); không giữ khoảng cách an toàn (02 vụ); Đang điều tra 06 vụ.
[36] TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi địa phương 08 vụ; cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Cam Lộ - La Sơn, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương mỗi cao tốc 03 vụ; Đồng Nai 02 vụ; Bình Dương, Đà Nẵng, Hòa Bình, Quảng Trị, Sơn La, Hà Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Mai Sơn - QL45, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, cao tốc Long Thành - Dầu Giây mỗi địa phương và cao tốc 01 vụ.
[37] So với cùng kỳ năm 2023 tăng 47 vụ (+106,82%). Trong đó, Thái Nguyên 12 vụ; Hà Nội 09 vụ; Quảng Ninh, Nghệ An mỗi địa phương 08 vụ; Lạng Sơn, Đồng Nai mỗi địa phương 06 vụ; Bình Định 05 vụ; Hải Phòng, Bắc Ninh, trên tuyến cao tốc mỗi nơi 03 vụ; Đồng Tháp, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Điện Biên, Bà Rịa - Vũng Tàu mỗi địa phương 02 vụ; Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tuyên Quang, TP.Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Hòa Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đắk Nông, Hưng Yên, Long An, Phú Yên, Yên Bái, Sơn La, Gia Lai, Hậu Giang, Lào Cai, Tuyên Quang mỗi địa phương 01 vụ.
[38] Một số vụ TNGT gây thiệt hại lớn về người và tài sản, TNGT xảy ra với trẻ em: Vụ TNGT ngày 23/01/2024 tại Đà Nẵng, các vụ TNGT ngày 18/02/2024 và ngày 10/03/2024 tại Thừa Thiên Huế, vụ TNGT ngày 05/03/2024 tại Tuyên Quang; vụ TNGT ngày 16/07/2024 tại Hà Nội; vụ TNGT trên cao tốc Hà Nội Hải Phòng ngày 11/07/2024; vụ xe khách ngày 13/07/2024 tại Hà Giang; Vụ TNGT lùi xe làm chết học sinh trong sân trường ngày 16/09/2024 tại Đắk Lắk và vụ TNGT lùi xe chết trẻ em ngày 22/09/2024 tại Vĩnh Phúc.