Báo cáo 35/BC-UBND về tổng kết 9 năm thực hiện Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 35/BC-UBND
Ngày ban hành 15/03/2010
Ngày có hiệu lực 15/03/2010
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Vũ Hồng Khanh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 35/BC-UBND

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2010

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT 9 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa X thông qua ngày 28/12/2000. Ngày 11/01/2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh số 01/2000/L/CTN về việc công bố Pháp lệnh; Pháp lệnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2001.

Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội là văn bản pháp lý quan trọng nhằm xây dựng, phát triển Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành “đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”.

Phần thứ nhất.

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LỆNH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

I . VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LỆNH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

1. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh

Ngay sau khi Pháp lệnh có hiệu lực (ngày 03/2/2001) dưới sự chỉ đạo của Thường trực Thành ủy và Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố đã khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội và ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã tích cực phối hợp, tham gia với các cơ quan hữu quan trình Chính phủ ban hành các văn bản như: Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định một số cơ chế tài chính đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 12/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội.

Những quy định mang tính nguyên tắc về sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô Hà Nội của Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh đã được Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV đưa vào trong Nghị quyết và trong các Chương trình công tác cụ thể của BCH Đảng bộ Thành phố, đồng thời, cũng đã được UBND Thành phố triển khai thực hiện bằng việc ban hành các văn bản để chỉ đạo, điều hành, do đó, đã góp phần không nhỏ thúc đẩy cho sự phát triển Thủ đô Hà Nội.

2. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến thực hiện Pháp lệnh

Sau khi Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội được ban hành, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch, phân công và làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và của Thủ đô về một số nội dung chủ yếu trong Pháp lệnh. Ủy ban nhân dân Thành phố đã chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp biên soạn Đề cương tuyên truyền Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội, tổ chức tập huấn cho các báo cáo viên; đồng thời, tổ chức hàng loạt các hội nghị từ cấp thành phố đến cơ sở để giới thiệu về những nội dung chủ yếu của Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội đến mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô; chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng của Thủ đô mở các đợt tuyên truyền, mở chuyên mục để giới thiệu về nội dung cơ bản của Pháp lệnh.

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 9 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội được ban hành đã xác định rõ vị thế, chức năng của Thủ đô, mục tiêu phát triển, các chủ trương, cơ chế, chính sách lớn, phân cấp quản lý nhà nước trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội từ năm 2001 đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội luôn luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, sự giúp đỡ của Trung ương, sự phối hợp có hiệu quả của các tỉnh, thành trong cả nước; Thành phố đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể là:

1. Về phát triển kinh tế

Thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh “phát triển kinh tế Thủ đô với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, cơ cấu hợp lý; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, kinh tế Thủ đô liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao theo hướng ổn định và bền vững (Phụ lục số 1, 2 & 3); cơ cấu kinh tế Thủ đô từng bước chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực trình độ cao, chất lượng cao theo tinh thần của khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Thủ đô (Phụ lục số 4); sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, Hà Nội đã trở thành một trong 3 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài (Phụ lục số 5); Thành phố đã thực hiện đúng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Pháp lệnh: “phát triển đa dạng và nâng cao trình độ, chất lượng các ngành dịch vụ, tập trung đầu tư phát triển dịch vụ thông tin, du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo hiểm, hàng không, bưu chính, viễn thông”.

Nông nghiệp và kinh tế ngoại thành của Thủ đô bước đầu được quy hoạch, phát triển theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh: “theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái”, “ưu tiên phát triển nông nghiệp sạch, các làng nghề truyền thống, làng nông nghiệp du lịch sinh thái; đầu tư phát triển công nghệ mới”, “chú trọng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch”.

2. Về phát triển văn hóa - xã hội

Thực hiện khoản 1, Điều 8 Pháp lệnh: “Phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục và đào tạo ở Thủ đô với cơ sở vật chất hiện đại để Thủ đô trở thành trung tâm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo có uy tín ở khu vực và có dân trí cao”, Thành phố đã tiến hành thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục đào tạo với cơ sở vật chất từng bước hiện đại để Thủ đô trở thành trung tâm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước;

Triển khai thực hiện quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh về phát triển khoa học và công nghệ, Thành phố đã quan tâm đầu tư và đã có những bước phát triển mới về sự nghiệp khoa học công nghệ. Chủ trương phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực như “công nghệ thông tin - điện tử, sinh học, cơ khí - tự động hóa, công nghệ sản xuất và sử dụng vật liệu mới” đã được Thành phố triển khai.

Thực hiện mục tiêu của Pháp lệnh về xây dựng Hà Nội thành “trung tâm văn hóa lớn của cả nước”, “bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến”, “tạo lập môi trường văn hóa - xã hội văn minh, lành mạnh”, sự nghiệp văn hóa - xã hội Thủ đô tiếp tục được củng cố, phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao lưu văn hóa tiếp tục được mở rộng.

Thực hiện khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh về phát triển hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Hà Nội bước đầu đã đạt được một số kết quả cụ thể là: mạng lưới y tế của thành phố đó được củng cố, cơ sở vật chất được tăng cường, các hình thức dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh, phòng bệnh và cung ứng thuốc được đa dạng hóa… từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng bệnh và các dịch vụ y tế khác trên phạm vi toàn thành phố. Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từng bước được thực hiện tốt, không để xảy ra các vụ ngộ độc lớn trên địa bàn.

Thực hiện điểm c khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh về phát triển thể dục thể thao. Hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn được Thành phố quan tâm đầu tư, vì vậy liên tục phát triển cả về quy mô và chất lượng.

3. Về quản lý, xây dựng và phát triển đô thị

Thực hiện quy định tại Chương III của Pháp lệnh về quản lý và xây dựng, phát triển đô thị, Chính quyền thành phố đã tăng cường chỉ đạo triển khai đồng bộ trên các lĩnh vực; công tác quy hoạch, quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị, quản lý xây dựng đô thị (Điều 11) và đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều khu đô thị mới với quy mô lớn, nhiều công trình lớn, quan trọng của quốc gia trên địa bàn thành phố, nhiều tuyến đường lớn, quan trọng đã được xây dựng và hoàn thành. Tổ chức rà soát quy hoạch và các dự án để xác định những dự án phù hợp với quy hoạch phát triển của Thủ đô mở rộng.

Công ty quản lý nhà nước về tài nguyên, đất đai, môi trường được tăng cường (Điều 12); công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị được chú trọng (Điều 14):

4. Về An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng

[...]