VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3086/BC-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 05
năm 2016
|
BÁO CÁO QUÝ I/2016
TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36a/NQ-CP VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị
quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử
(gọi tắt là Nghị quyết 36a), Văn phòng Chính phủ đã trình báo cáo tóm tắt tình
hình thực hiện một số giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 36a tại Phiên họp Chính
phủ thường kỳ tháng 3 năm 2016 vừa qua.
Trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành,
địa phương gửi về đến ngày 15 tháng 4 năm 2016, Văn phòng Chính phủ báo cáo
tình hình thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của quý I năm
2016 như sau:
1. Tình hình triển
khai của một số giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 36a
a) Kết nối, liên thông các hệ thống
quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ
Hầu hết các bộ, ngành Trung ương và tất
cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành kết nối hệ thống quản
lý văn bản với Văn phòng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ chính thức liên
thông (gửi, nhận) văn bản điện tử với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội. Hệ thống cho phép tự động nhận biết được trạng
thái xử lý văn bản giữa các cơ quan.
Trong thời gian tới, Văn phòng Chính
phủ sẽ mở rộng liên thông văn bản điện tử tới các bộ, ngành, địa phương. Theo kế
hoạch, trước ngày 01 tháng 6 năm 2016 sẽ hình thành một hệ thống quản lý văn bản
điện tử thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương.
b) Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ
công trực tuyến và thiết lập Cổng dịch vụ công Quốc gia
- Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với
các bộ, ngành, địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý ban hành danh mục
các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 được ưu tiên
cung cấp trong năm 2016.
- Văn phòng Chính phủ đang phối hợp với
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và và thành phố Hồ Chí Minh thử nghiệm tích hợp dịch
vụ công trực tuyến ở cấp tỉnh; trên cơ sở đó lập phương án xây dựng Cổng Dịch vụ công Quốc gia để đưa vào hoạt động thử nghiệm từ tháng 6 năm
2016 và hoạt động chính thức từ tháng 9 năm 2016.
c) Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính
sách về tài chính, đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Ghi loại chi công nghệ thông tin
trong Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước: Bộ Tài chính đang xây dựng văn bản
hướng dẫn nội dung này để thực hiện từ năm 2017.
- Cơ chế, chính sách về thuế nhằm
thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin: Bộ Tài chính đã hoàn thiện
và trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết tháo gỡ một số vướng mắc về chính sách
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng
trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hiện tại dự thảo Nghị quyết đang được Bộ
Tài chính tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và dự kiến sẽ được trình Thủ
tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 4 năm 2016.
- Cơ chế thí điểm đầu tư, mua sắm và
thuê dịch vụ, sản phẩm công nghệ thông tin phù hợp với đặc thù của công nghệ
thông tin: Văn phòng Chính phủ đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và
các doanh nghiệp rà soát hiện trạng, phát hiện bất cập và đề xuất giải pháp khắc
phục, sẽ có báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung này.
- Việc sử dụng ngân sách chi cho khoa
học và công nghệ cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin và các nhiệm vụ xây
dựng Chính phủ điện tử, Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ và Bộ
Thông tin và Truyền thông đang phối hợp rà soát việc phân bổ, sử dụng ngân sách
khoa học công nghệ tại địa phương, xem xét việc hướng dẫn sử dụng ngân sách chi
cho khoa học và công nghệ cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin và một số
nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử để làm cơ sở cho đề xuất thực hiện nhiệm vụ
này.
- Sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công
ích Việt Nam cho một số nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể: Bộ Thông
tin và Truyền thông đã ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình cung
cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020, trong đó có quy định việc chi hỗ
trợ thiết lập cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các cấp và dịch vụ
công trực tuyến trên cổng phục vụ người dân, tập trung cho vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.
2. Tình hình triển
khai một số nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, địa phương
a) Văn phòng Chính phủ
- Kết nối liên
thông các phần mềm quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương - thời hạn
hoàn thành là ngày 01/01/2016: Văn phòng Chính phủ đã thực hiện kết nối với
25/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; đã chính thức liên thông (gửi, nhận) văn bản điện tử với Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và lập kế
hoạch đến trước ngày 01/6/2016 sẽ hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện
tử thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương.
- Ban hành danh mục các dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương - thời hạn hoàn thành là
ngày 01/01/2016: Văn phòng Chính phủ đã trình Thủ tướng Chính phủ đồng ý ban
hành danh mục các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 được ưu tiên cung cấp
trong năm 2016.
- Soạn thảo cơ chế thí điểm đầu tư,
mua sắm và thuê dịch vụ, sản phẩm công nghệ thông tin - thời hạn hoàn thành là
ngày 01/01/2016: Văn phòng Chính phủ đang phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương và các doanh nghiệp rà soát hiện trạng, phát hiện bất cập và đề xuất giải
pháp khắc phục, sẽ có báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung này.
- Công khai tiến độ giải quyết hồ sơ
của các bộ, ngành địa phương trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: Đã có 10/30
bộ, ngành Trung ương và 45/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối,
công khai tiến độ giải quyết hồ sơ công việc.
- Đã thiết lập Trang tin doanh nghiệp
tại địa chỉ http://doanhnghiep.chinhphu.vn/ để cung cấp, công khai thông tin, dữ
liệu về chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác
sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; tình hình hoạt động,
tình trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; thông tin
đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư; thông tin đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài (FDI); số liệu liên quan của các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị phát
hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
- Đã thiết lập Trang tin Chính phủ điện
tử tại địa chỉ: http://egov.chinhphu.vn để cung cấp thông
tin, báo cáo liên quan về xây dựng Chính phủ điện tử.
b) Bộ Thông tin và Truyền thông
- Đề xuất chính
sách thu hút và sử dụng chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin phục vụ cơ quan
nhà nước - thời hạn hoàn thành là ngày 01/01/2016: Bộ TTTT đang xin ý kiến các
bộ, ngành, địa phương về kinh nghiệm, giải pháp thu hút chuyên gia công nghệ
thông tin giỏi để làm việc trong cơ quan nhà nước để có cơ sở xây dựng chính
sách chung áp dụng trong cả nước.
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện ứng
dụng công nghệ thông tin kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện
tử): Bộ đang triển khai bốn bước sau (1) xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý
chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008; (2) số hóa các tài liệu hệ thống,
quy trình hệ thống và quy trình công việc đã ban hành trong Hệ thống quản lý chất
lượng và đăng tải các tài liệu, quy trình này lên trang thông tin điện tử hoặc
hệ thống Văn phòng điện tử của cơ quan/đơn vị; (3) triển khai cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính đã được quy trình
hóa trong hệ thống quản lý chất lượng; và (4) ứng dụng công nghệ thông tin đối
với các quy trình khác trong hệ thống quản lý chất lượng nếu thấy cần thiết.
- Thí điểm đầu tư, mua sắm và thuê dịch
vụ, sản phẩm công nghệ thông tin: Bộ TTTT đã có báo cáo kết quả kết quả một năm
triển khai thí điểm thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo Quyết định số
80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghiên cứu việc hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức
đối tác công tư (PPP) đối với lĩnh vực công nghệ thông tin: Đã đưa vào chương
trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2016 nhiệm vụ xây dựng Thông tư
quy định chi tiết một số nội dung về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ để ban hành vào tháng
9/2016.
c) Bộ Tài chính
- Theo thẩm quyền đã ban hành Thông
tư số 101/2015/TT-BTC ngày 29/6/2015, Thông tư số 164/2015/TT-BTC ngày 5/11/2015 và Thông tư số 164/2015/TT-BTC ngày
5/11/2015 nhằm hỗ trợ ngành công nghệ thông tin, khuyến khích mạnh mẽ, thu hút
các nhà đầu tư đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin tại Việt Nam.
- Thực hiện hóa đơn điện tử trên phạm
vi toàn quốc: Đang triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ
quan thuế đối với 200 doanh nghiệp tại Cục Thuế Hà Nội và Cục Thuế Hồ Chí Minh.
- Hệ thống Hải quan điện tử
(VNACCS/VCIS) đã được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 01/4/2014: 100% thủ tục
hải quan cơ bản đã được tự động hóa, 100% Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục
và 96,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
- Cơ chế một cửa quốc gia: Đến nay đã
kết nối chính thức với 9 bộ. Ngoài thủ tục thông quan hàng hóa (Bộ Tài chính), 28
thủ tục hành chính của 8 bộ còn lại đã được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa
quốc gia với tổng số bộ hồ sơ là 44.043.
- Cơ chế một cửa ASEAN: Việt Nam đã
thực hiện kết nối kỹ thuật thành công với 4 nước ASEAN gồm: Indonesia,
Malaysia, Thái Lan và Singapore. Từ ngày 26/10/2015 đã bắt đầu thực hiện giai
đoạn 2 kết nối thử nghiệm để trao đổi Chứng nhận xuất xứ mẫu D. Hiện tại 5 nước
công bố đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho việc kết nối Cơ chế một cửa ASEAN vào đầu
2016 khi Nghị định thư về khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN chính thức
được toàn bộ 10 nước thành viên phê chuẩn.
- Dịch vụ công điện tử phục vụ kiểm
soát chi ngân sách nhà nước qua mạng: Đã triển khai tại 5 thành phố trực thuộc
Trung ương từ ngày 01/4/2016; sẽ đánh giá, đề xuất triển khai diện rộng trong
các năm 2017 và 2018.
- Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ
Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề xuất phương án triển khai thí điểm cơ
sở dữ liệu về phạt vi phạm hành chính và dịch vụ công “Nộp phạt vi phạm hành
chính”.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Tổ chức thực
hiện đấu thầu mua sắm công qua mạng: Hệ thống mạng đấu thầu điện tử quốc gia hoạt
động tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn đã giúp đơn giản hóa thủ tục hành
chính, công khai tối đa thông tin về đấu thầu, có vai trò là một cửa điện tử
duy nhất cho mọi hoạt động đấu thầu.
- Ứng dụng công
nghệ thông tin trong giám sát đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước: Hệ thống thông
tin phục vụ công tác giám sát và đánh giá các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước
đã được đưa vào sử dụng nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư trong việc quản lý thông tin
dự án, cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong việc lập, tổng hợp, gửi báo cáo
giám sát; tổng hợp, dự kiến nhu cầu vốn. Đồng thời, Bộ đã xây dựng Cổng thông tin quốc gia về giám sát, đánh giá đầu tư nhằm công khai, minh
bạch các thông tin về đầu tư tại địa chỉ http://giamsatdautuquocgia.mpi.gov.vn.
- Công bố đầy đủ các quy định về điều
kiện kinh doanh trên Trang tin doanh nghiệp và Cổng dịch vụ
công Quốc gia: Đã hoàn thành.
- Cung cấp trực tuyến dữ liệu, thông
tin về doanh nghiệp đến các bộ, ngành, địa phương liên quan: Bộ đã xây dựng
công cụ để cung cấp thông tin.
đ) Bộ Xây dựng
- Hệ thống cung cấp dịch vụ công trực
tuyến đối với cấp phép xây dựng: Đã rà soát, đơn giản hóa hồ sơ thủ tục cấp
phép xây dựng và quy định cụ thể các hồ sơ điện tử cần thiết; đang xây dựng giải
pháp công nghệ và quy trình triển khai hệ thống theo hình thức thuê dịch vụ
công nghệ thông tin, sẽ triển khai thí điểm tại một số địa phương và một số
nhóm công trình xây dựng đã được thẩm định thiết kế.
- Công khai thông tin quy hoạch đô thị
toàn quốc trên mạng điện tử: Bộ đang tiến hành nâng cấp hệ thống thông tin quản
lý các đồ án quy hoạch của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để sử dụng
chung toàn quốc làm cơ sở công khai quy hoạch đô thị trên mạng điện tử.
e) Bộ Tư pháp
- Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực
hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc cấp phiếu lý lịch tư pháp -
thời hạn hoàn thành là ngày 01/01/2016: Bộ đã xây dựng phân hệ phần mềm Đăng ký
cấp phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến, cho phép cá nhân, tổ chức đăng ký cấp phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến mà không phải đến trực
tiếp cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ. Đến nay đã có 23
Sở Tư pháp và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện cấp phiếu lý lịch tư
pháp trực tuyến.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý
về hộ tịch và phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử bảo đảm thiết lập cơ sở
dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc: Bộ đã phê duyệt Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ
thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch” triển khai
trong giai đoạn 2016-2017, tập trung xây dựng phần mềm đăng ký hộ tịch dùng
chung tại các cơ quan đăng ký hộ tịch; thiết lập hệ thống thông tin quản lý hộ
tịch điện tử từ Trung ương đến địa phương (cả 4 cấp chính quyền); triển khai
thí điểm sử dụng phần mềm chuẩn dùng chung và thiết lập hệ thống thông tin hộ tịch
điện tử thí điểm tại một số địa phương, bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử, đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Triển khai nâng cấp hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật thống nhất từ Trung ương đến địa phương: Bộ đã xây dựng “Hệ
thống thông tin về văn bản quy phạm pháp luật thống nhất từ Trung ương đến địa
phương” trong giai đoạn 2012-2015 và đưa Cơ sở dữ liệu quốc gia pháp luật vào
hoạt động chính thức tại địa chỉ http://vbpl.vn (hơn 80.000 văn bản pháp luật của
Trung ương và địa phương) đáp ứng khả năng kết nối, tích hợp dữ liệu văn bản
quy phạm pháp luật của Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, phần mềm hỗ
trợ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban
nhân cấp tỉnh không phải xây dựng cơ sở dữ liệu mới về văn bản quy phạm pháp luật
mà chỉ cần kết nối, tích hợp, trích xuất dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về
pháp luật đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, không bị trùng lắp.
- Thực hiện khai sinh, khai tử qua mạng
điện tử: Bộ đã xây dựng phần mềm hỗ trợ cán bộ tư pháp địa phương (xã, phường)
thực hiện khai sinh và tiếp nhận số định danh từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư của Bộ Công an qua mạng điện tử và triển khai thí điểm thành công phần mềm
này tại 04 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Đến hết ngày 22/03/2016, hệ thống
đã thực hiện đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân cho 61.567 trường hợp
đăng ký khai sinh mới. Trên cơ sở đó Bộ sẽ triển khai việc thực hiện khai sinh
và khai tử trực tuyến khi triển khai Dự án “Thí điểm thiết
lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch”.
g) Bộ Y tế
- Kết nối hệ thống
thông tin quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế qua mạng điện tử -
thời hạn hoàn thành là ngày 01/01/2016: Bộ đã ban hành kế hoạch triển khai với
dự kiến thời hạn hoàn thành trước 30/6/2016; đã ban hành bộ mã gồm 8 danh mục
dùng chung áp dụng trên toàn quốc; đã ban hành yêu cầu tiêu chuẩn dữ liệu đầu
ra của phần mềm quản lý khám chữa bệnh; đã triển khai thử nghiệm kết nối và gửi
dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại 4 tuyến của các tỉnh: Bắc
Ninh, Thái Nguyên, Tiền Giang, Nghệ An, Ninh Bình và Thành phố Hải Phòng với cơ
quan bảo hiểm xã hội.
- Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực
hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề khám
bệnh, chữa bệnh - thời hạn hoàn thành là ngày 01/01/2017: Bộ đã cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ 4 đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
đối với người Việt Nam theo thẩm quyền của Bộ.
- Cấp phép hoạt động cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, đăng ký lưu hành và đăng ký giá thuốc qua mạng điện tử - thời hạn hoàn
thành là ngày 01/01/2017: Bộ đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với
việc tiếp nhận và xử lý thủ tục đăng ký thuốc và kê khai/kê khai lại giá thuốc.
- Chỉ đạo, phối hợp với các bệnh viện
trực thuộc Bộ Y tế và trực thuộc các thành phố lớn xây dựng và vận hành hệ thống
tư vấn khám, chữa bệnh từ xa - thời hạn hoàn thành là ngày 01/01/2017: Đã có 3
bệnh viện thuộc Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020 được phê duyệt triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn khám chữa bệnh từ xa là bệnh viện
Bạch Mai, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế. Trong
năm 2016, Bộ Y tế sẽ xây dựng kế hoạch phối hợp với Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố lớn đã tham gia Đề án bệnh viện vệ tinh để hướng dẫn
việc triển khai rộng rãi mạng lưới và hệ thống tư vấn khám chữa bệnh từ xa. Bộ
sẽ ban hành văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn các bệnh viện triển khai hoạt
động ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn khám chữa bệnh từ xa.
- Xây dựng hệ thống bệnh án điện tử:
Bộ đang tiếp tục hoàn thiện bệnh án điện tử thí điểm triển khai ở 4 bệnh viện
trung ương (bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Phụ sản
Trung ương, bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh viện
Đa khoa Trung ương Huế) và 02 bệnh viện tuyến tỉnh (bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bệnh
viện Đa khoa Hà Tĩnh). Thí điểm thẻ bảo hiểm y tế điện tử trong quản lý bệnh
nhân bảo hiểm y tế thiết kế theo hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR). Trên cơ
sở kết quả việc thí điểm, Bộ sẽ xây dựng, hoàn thiện hệ thống bệnh án điện tử.
h) Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Rà soát, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục
hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: Giảm từ 115 thủ tục hành
chính xuống 33 thủ tục hành chính và ban hành theo thẩm quyền
5 thủ tục về giao dịch điện tử. Trong năm 2015, thời gian thực hiện các thủ tục
hành chính đã giảm từ 235 giờ xuống còn 81 giờ (ước tính) và sẽ tiếp tục được
rà soát, nghiên cứu để giảm xuống còn 45 giờ.
- Đã phối hợp với Bộ Y tế xây dựng bộ
chỉ tiêu danh mục đầu ra dữ liệu khám chữa bệnh Bảo hiểm y
tế, bộ mã danh mục dùng chung với thuốc, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật; phối
hợp với doanh nghiệp công nghệ thông tin thí điểm thành công kết nối, liên
thông dữ liệu điện tử giữa các cơ sở khám chữa bệnh ở 4 tuyến tại tỉnh Thái
Nguyên, tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hải Phòng.
- Đang hoàn thiện, nâng cấp các phần
mềm nghiệp vụ để liên thông với phần mềm giao dịch điện tử; xây dựng phần mềm
quản lý dữ liệu về người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng
để quản lý thống nhất trên toàn quốc.
i) Bộ Nội vụ
Ứng dụng công nghệ thông tin để thực
hiện công tác thi tuyển, thi nâng ngạch công chức một cách minh bạch, công bằng
và xây dựng, đưa vào sử dụng hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức trên phạm
vi toàn quốc - thời hạn hoàn thành là ngày 01/01/2017: Bộ đang xây dựng và hoàn
thiện phần mềm thi tuyển, thi nâng ngạch công chức và ngân
hàng đề thi để sớm đưa vào áp dụng chính thức trong các kỳ thi tuyển, thi nâng
ngạch công chức; tiến tới chuyển giao cho các bộ, ngành, địa
phương nhằm nâng cao tính minh bạch, công bằng và chất lượng trong công tác thi
tuyển và thi nâng ngạch công chức. Việc nộp hồ sơ đăng ký
thi tuyển cán bộ, công chức, viên chức nhà nước triển khai
trong năm 2016 sẽ cung cấp trực tuyến ở mức độ 4. Hệ thống quản lý cán bộ, công
chức đang được triển khai thí điểm cho một số cơ quan trung ương và địa phương
theo Đề án Xây dựng Cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ,
công chức cấp xã.
k) Bộ Ngoại giao
Đã đưa hệ thống đăng ký cấp thị thực
trực tuyến (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3) vào hoạt động tại địa chỉ
https://visa.mofa.gov.vn từ năm 2014 và hiện đang ứng dụng tại Cục Lãnh sự, Sở
Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh và 95 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
3. Đánh giá, nhận
xét
a) Theo thống kê của Văn phòng Chính
phủ đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2016:
- Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công
Thương là 2 bộ có các nhiệm vụ cụ thể được giao tại Nghị quyết 36a nhưng chưa gửi
báo cáo quý I năm 2016.
- Còn 7 bộ, ngành Trung ương chưa ban
hành kế hoạch hành động xây dựng chính quyền điện tử: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,
Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Còn 9 địa phương chưa ban hành kế hoạch
hành động xây dựng chính quyền điện tử: Bắc Ninh, Bình Dương, Thành phố Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Khánh Hòa, Nghệ An và Phú Yên.
- Còn 5 cơ quan chưa hoàn thành kết nối
hệ thống quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ
Ngoại giao, Thanh tra Chính phủ và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Có 20 bộ, ngành Trung ương chưa
công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại
giao, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Bộ Tư
pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra
Chính phủ, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt
Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có 18 địa phương chưa công khai tiến
độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: Bạc Liêu, Bình Dương,
Bình Định, Bình Phước, Đắk Nông, Điện Biên, Hải Dương, Thành phố Hải Phòng,
Hưng Yên, Hòa Bình, Lại Châu, Nghệ An, Phú Yên, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Vĩnh Long và Yên Bái.
b) Một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của
Nghị quyết 36a là kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản tới Văn
phòng Chính phủ bước đầu đã đạt được kết quả: Văn phòng Chính phủ đã chính thức
liên thông gửi/nhận văn bản với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội;
cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan.
Lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện
được việc liên thông hệ thống quản lý văn bản giữa các cơ quan khác nhau. Đây
là tiền đề quan trọng tiến tới giảm tỷ lệ sử dụng giấy tờ, giảm thời gian xử lý
công việc, cung cấp công cụ để kiểm tra, giám sát quá
trình thực thi công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Một số bộ, ngành, địa phương hiện
đang gặp khó khăn trong việc kết nối hệ thống quản lý văn bản với Văn phòng
Chính phủ (trong đó có lý do bảo mật thông tin hay thiếu kinh phí thực hiện)
cũng như chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để kết nối liên thông. Vì vậy, Văn
phòng Chính phủ đã xây dựng kế hoạch cụ thể để từng bước mở rộng liên thông tất
cả các bộ, ngành, địa phương, đồng thời hỗ trợ các cơ quan giải quyết các khó
khăn gặp phải trong quá trình triển khai. Theo kế hoạch, trước ngày 01 tháng 6
năm 2016 sẽ hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông
suốt từ trung ương đến địa phương.
c) Việc cung cấp dịch vụ công trực
tuyến ở nhiều bộ, ngành, địa phương dừng ở mức lập phương án triển khai; trong
đó, nhiều cơ quan cho biết còn vướng mắc, khó khăn trong một số khâu: Hệ thống
hóa các hồ sơ, quy trình xử lý thủ tục hành chính (do giấy tờ thủ tục nhiều,
không có mẫu biểu điện tử); số lượng dịch vụ công là nhiều trong khi kinh phí
triển khai hạn hẹp; thiếu hướng dẫn trong việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin
để cung cấp dịch vụ công trực tuyến...
Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đồng
ý với đề xuất của Văn phòng Chính phủ về danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3, 4 cần ưu tiên thực hiện trong năm 2016. Văn phòng Chính phủ hiện đang phối
hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và các doanh nghiệp
thiết lập, sớm đưa vào vận hành thử nghiệm Cổng Dịch vụ công Quốc gia; đồng thời
đang thí điểm tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 từ các cơ quan, tiến
tới tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến trong danh mục này về Cổng Dịch vụ công Quốc gia trong năm 2016.
Đây là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm
của Nghị quyết 36a. Văn phòng Chính phủ đang nghiên cứu phương án tài chính bảo
đảm thực hiện để sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Văn phòng Chính phủ
đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động lập kế hoạch cung cấp các dịch vụ
công trực tuyến theo danh sách đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và chuẩn bị sẵn
sàng các điều kiện cần thiết để kết nối với Cổng Dịch vụ
công Quốc gia.
4. Các nhiệm vụ
thực hiện trong quý II năm 2016
a) Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của
năm 2015 và của quý 1/2016 chưa được hoàn thành (có thời hạn trước ngày
01/4/2016), cụ thể như sau:
- Các bộ, ngành, địa phương: Khẩn trương hoàn thành ban hành kế hoạch hành động cụ thể xây dựng chính
quyền điện tử (như nêu tại mục 3); hoàn thành kết nối và chuẩn bị sẵn sàng các
điều kiện để liên thông hệ thống quản lý văn bản của cơ
quan mình với Văn phòng Chính phủ; công khai tiến độ xử lý hồ sơ công việc của
cơ quan mình trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
- Bộ Thông tin và Truyền thông: Ban
hành tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ
thông tin; đề xuất chính sách thu hút và sử dụng chuyên gia giỏi về công nghệ
thông tin phục vụ cơ quan nhà nước.
- Bộ Tư pháp mở rộng triển khai cấp
lý lịch tư pháp qua mạng điện tử.
- Bộ Y tế hoàn thành triển khai thí
điểm, chính thức kết nối hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh và thanh
toán bảo hiểm y tế qua mạng điện tử.
b) Một số nội dung cần hoàn thành
trong quý II/2016 (thời hạn hoàn thành trước ngày
01/6/2016):
- Bộ Giao thông vận tải xây dựng hệ
thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với cấp, đổi
giấy phép lái xe; cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp,
đổi biển hiệu, phù hiệu sẽ ô tô và chấp thuận khai thác
tuyến cố định.
- Thanh tra Chính phủ ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và công khai kết luận giải quyết qua mạng điện tử (trừ trường hợp pháp luật
quy định khác); tích hợp các thông tin này lên Cổng Thông
điện tử Chính phủ.
c) Một số nội dung cần bắt đầu/tiếp tục
triển khai trong quý II năm 2016
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương: Thực hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản tới các sở,
ngành, đơn vị cấp huyện, cấp xã (thời hạn hoàn thành là ngày 01/01/2017); triển
khai cung cấp các dịch vụ công qua mạng điện tử theo hướng dẫn của các bộ,
ngành liên quan.
- Văn phòng Chính phủ thiết lập và
đưa vào vận hành thử nghiệm Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
- Bộ Thông tin và Truyền thông: Chủ
trì xây dựng và hướng dẫn thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với Hệ
thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử); xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác
công tư đối với lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Bộ Tài chính ghi loại chi công nghệ
thông tin theo phân ngành kinh tế trong hệ thống mục lục ngân sách.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng
phương án và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử việc xét tuyển đầu cấp học (gồm cả xét tuyển đại học, cao đẳng)
trên toàn quốc.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây
dựng thiết lập hệ thống thông tin quản lý đất đai - xây dựng
và phần mềm dùng chung cho 2 lĩnh vực.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hệ
thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc đăng
ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
+ Bộ Xây dựng lập hệ thống và hướng dẫn
thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc cấp giấy phép xây dựng
(cấp giấy phép xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo; di dời công trình; nhà ở riêng
lẻ; công trình không theo tuyến; công trình theo tuyến trong đô thị; công trình
tôn giáo; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình quảng cáo).
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì hướng
dẫn việc sử dụng ngân sách chi cho khoa học và công nghệ cho công tác ứng dụng
công nghệ thông tin và các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử.
- Bộ Y tế thực hiện cấp phép hoạt động
cơ sở khám chữa bệnh, chữa bệnh, đăng ký lưu hành và đăng ký giá thuốc qua mạng
điện tử (thời hạn hoàn thành trước ngày 01/01/2017).
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai
ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ kê khai hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế trên toàn quốc; xây dựng phương án kết nối mạng giữa các cơ quan bảo
hiểm xã hội trên toàn quốc.
- Bộ Nội vụ ứng dụng công nghệ thông
tin thực hiện công tác thi tuyển, nâng ngạch công chức và đưa vào sử dụng hệ thống
thông tin quản lý cán bộ, công chức trên phạm vi toàn quốc (thời hạn hoàn thành
trước ngày 01/01/2017).
- Bộ Công an: Xây dựng phương án thu
phạt vi phạm hành chính qua mạng điện tử đối với các hành vi vi phạm giao thông
và phối hợp với Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) triển khai cụ thể; xây dựng lộ
trình triển khai cấp thị thực (Visa) điện tử cho khách nhập cảnh vào Việt Nam
(thời hạn hoàn thành là ngày 01/01/2017).
Trên đây là báo cáo quý I/2016 của Văn phòng Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết 36a./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng
Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để
b/c);
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc CP;
- Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc
TW;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
TW;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý
TTg, Các Vụ: KTN, KTTH, TCCV, TH, TKBT, V.III, Cổng TTĐT, TTTH;
- Lưu: VT, KGVX (3b).HMT.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Lê Mạnh Hà
|