Báo cáo 25/BC-UBND năm 2016 về tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 25/BC-UBND
Ngày ban hành 06/05/2016
Ngày có hiệu lực 06/05/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/BC-UBND

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 05 năm 2016

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT, CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Thực hiện Công văn số 1300/BTNMT-TCMT ngày 13/4/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình quản lý chất thải trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo, như sau:

1. Tình hình phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

1.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khoảng 1800 tấn/ngày đêm, công tác phân loại tại nguồn chưa được thực hiện; công tác thu gom do các công ty dịch vụ môi trường, hợp tác xã vệ sinh môi trường hoặc các tổ, đội vệ sinh thực hiện và vận chuyển về các bãi rác của địa phương để đốt hoặc chôn lấp. Tỉ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực các đô thị đạt khoảng 75-80%, tại khu vực nông thôn đạt khoảng 55-60%, phần còn lại không được thu gom đang đthải tại các khu vực ven đường, bên cạnh các sông, ngòi, ao hồ.... Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh có 438 bãi chôn lấp và khu xử lý CTR sinh hoạt, tuy nhiên các bãi chôn lấp này chủ yếu xử lý bằng biện pháp đốt thủ công và chôn lấp.

1.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thưng

Theo thống kê, khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 6.475,39 tấn/ngàyđêm; trong đó, CTR công nghiệp thông thường chiếm khoảng 80 - 85%, bản được các doanh nghiệp thu gom, phân loại tại nguồn. Tỷ lệ thu gom CTR này ước đạt khoảng 90%, trong đó, tỷ lệ CTR được tái chế khoảng 5 - 8%; phần còn lại đưc các doanh nghiệp hp đồng với các Công ty vệ sinh môi trường địa phương vận chuyển đến bãi rác của địa phương để xử lý.

2. Kết quả thực hiện công tác quản lý chất thải rắn

2.1. Ban hành các văn bản quản lý chất thải rắn

- Ngày 24/10/2007, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3185/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án hỗ trđầu tư bãi chứa, chôn lấp rác thải tại các thị trấn thuộc các huyện, phục vụ phát triển bền vng. Theo đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%/tổng mức đầu tư dự án; UBND các huyện huy động từ ngân sách huyện và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác đảm bảo 50% phần vốn còn lại.

- Ngày 18/02/2009, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

- Ngày 25/2/2010, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 674/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Quy hoạch Bảo vệ môi trưng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”;

Hiện nay, UBND tỉnh Thanh Hóa đang giao cho các ngành có liên quan điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và xây dựng cơ chế hỗ trợ xử lý rác thải bng công nghệ đốt.

2.2. Tổ chức bộ máy quản lý

Trên cơ sở các quy định, UBND tỉnh giao cho:

- SKế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn địa điểm thực hiện các dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh, khu xử lý CTR phù hp với quy hoạch được duyệt; phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan cân đối nguồn vốn và tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn đầu tư phát triển để thực hiện theo kế hoạch từng năm để xây dựng các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh; điều phối các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ưu tiên cho việc xây dựng các khu xử lý CTR.

- Sở Xây dựng có trách nhiệm: Xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh; xây dựng định mức xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; phối hợp vi các sở, ngành hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, vận hành các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, các khu liên hợp xử lý CTR.

- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án xử lý CTR trên địa bàn tỉnh; thực hiện thanh tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các khu xử lý CTR trong quá trình xây dng và vận hành; tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi nhm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực quản lý CTR tại địa phương.

- UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm: Chỉ đạo lp, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR cấp huyện, xử lý chất thải rắn nông thôn theo phân cấp, ủy quyền; lập quy hoạch khu xử lý CTR trên địa bàn huyện

- Ban quản lý các KKT, KCN, CCN có trách nhiệm: Quản lý CTR tại các KCN, CCN thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản pháp quy, vệ sinh môi trường trong các KCN nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cán bộ, công nhân.

2.3. Nguồn nhân lực và tài chính cho công tác quản lý chất thải

Từ năm 2007 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện 27 dự án, gồm 22 dự án xử lý rác thải bằng công nghệ chôn lấp và 05 dự án xử lý rác thải bng công nghệ đốt với tổng kinh phí khoảng 374.780 triệu đồng. Đến nay, tổng kinh phí đã bố trí cho các dự án là 217.686 triệu đồng, trong đó, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 157.984 triệu đồng; nguồn vốn khác đã bố trí 24.769 triệu đồng.

2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng ngưi dân và doanh nghiệp

Hằng năm, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao S Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng mở các chuyên mục tuyên truyền ph biến kiến thức và pháp luật vBVMT; thực hiện các chương trình phi hp hành động BVMT phục vụ phát triển bền vững; tổ chức các lp tập huấn về công tác BVMT cho Chủ tịch UBND, cán bộ địa chính các xã, phường, thị trấn, đơn vị, các tchức xã hội trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kim tra UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai các hoạt động BVMT hưởng ứng Ngày môi trường thế gii và Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đồng loạt ra quân vệ sinh đường làng ngõ xóm, thu gom, vận chuyển được trên 12.000 tấn rác thải về nơi qui định; khơi thông gần 3.000 km cống rãnh; phát quang trên 4.000 km bụi rậm; các huyện, thị xã đã tổ chức mít tinh, kết hợp với ra quân dọn vệ sinh môi trường tại các xã trên địa bàn. Công tác tuyên truyền đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

2.5. Thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải

Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt báo cáo ĐTM cho 16 dự án liên quan đến xử lý rác thải; đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành đôn đốc các chủ dự án thực hiện đúng với nội dung theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt trong giai đoạn đầu tư và đi vào hoạt động. Năm 2016, tiến hành kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, cho thấy: tiến độ thực hiện các dự án còn chậm làm ảnh hưởng đến việc thu gom và xử lý rác thải của địa phương; chất lưng công trình chưa đảm bảo theo thiết kế, thiếu đồng bộ; công tác vận hành các bãi chôn lấp chưa đúng quy trình kỹ thuật làm giảm hiệu quả xử lý và chất lưng công trình.

Qua kiểm tra, UBND tỉnh đã có văn bản đôn đốc nhắc nhở các địa phương khẩn trương bố trí vốn đầu tư để hoàn thiện và sớm đưa các dự án đi vào hoạt động; đối với các dự án đã đi vào hoạt động phải có phương án đầu tư, khắc phục những hạng mục nào bị hư hỏng, xuống cấp và thiếu sót.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ