Báo cáo 167/BC-UBND tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm 02 tháng cuối năm do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 167/BC-UBND
Ngày ban hành 29/10/2016
Ngày có hiệu lực 29/10/2016
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/BC-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 10 năm 2016

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 10 NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 02 THÁNG CUỐI NĂM

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 10 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

1. Tình hình sản xuất, kinh doanh

1.1. Lĩnh vực dịch vụ

Hoạt động du lịch: Trong 10 tháng đầu năm 2016, tổng lượt khách đến Thừa Thiên Huế ước đạt 2.747 nghìn lượt khách, tăng 12% so cùng kỳ năm trước, trong đó, khách quốc tế ước đạt 888 nghìn lượt khách, tăng 3%. Tổng lượng khách lưu trú ước đạt 1.476,6 nghìn lượt khách, tăng 4,04%; trong khách quốc tế ước đạt 608,2 nghìn lượt khách, tăng 10,57%. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt trên 4.583,0 tỷ đồng, tăng 7,85%; trong đó doanh thu của cơ sở lưu trú ước đạt 1.152,48 tỷ đồng, tăng 2,36%.

Hoạt động thương mại, giá cả: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 26.297,3 tỷ đồng, tăng 8,22%. Tình hình giá tiêu dùng tháng 10/2016 trên địa bàn nhìn chung khá ổn định so với tháng trước1. Giá một số mặt hàng về chất đốt như gas, xăng, dầu và giao thông tăng nhẹ; giá một số mặt hàng may mặc và giáo dục cũng tăng nhẹ. Giá một số mặt hàng giảm nhẹ như hàng điện tử, điện lạnh, đồ dùng cá nhân,...do nhu cầu tiêu dùng trong dân giảm; giá các mặt hàng lương thực và thực phẩm cũng đang giảm do đầu mùa vụ.

Hoạt động tín dụng ngân hàng: Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 10/2016 ước đạt 33.930 tỷ đồng, tăng 15,1% so với đầu năm; tổng dư nợ cho vay đạt 32.410 tỷ đồng, tăng 14,4%. Về chất lượng tín dụng, dư nợ xấu toàn địa bàn ở mức 460 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 1,42%.

Tiếp tục cho vay các lĩnh vực ưu tiên2; chương trình hỗ trợ ngư dân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đến tháng 10/2016 với dư nợ cho vay đóng tàu mới đạt 78,8 tỷ đồng của 18/30 chủ tàu được phê duyệt danh sách. Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp đạt kết quả khả quan. Tiếp tục triển khai các Chương trình bình ổn thị trường, cho vay nhà ở xã hội, cho vay theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay thu mua, tạm trữ hải sản theo Quyết định 772/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

Hoạt động xuất nhập khẩu: Giá trị xuất khẩu ước đạt 570,23 triệu USD, tăng 6,96%. Các nhóm hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Hàng dệt may 361,47 triệu USD, chiếm 63,4%, tăng 8,11% so cùng kỳ năm trước; xơ, sợi dệt các loại 94,45 triệu USD, chiếm 16,6%, tăng 14,93%; gỗ 59,69 triệu USD, chiếm 10,5%, tăng 3%; hàng thủy sản 38,07 triệu USD, chiếm 6,7%, tăng 23,07%. Giá trị nhập khẩu hàng hóa ước 381,7 triệu USD, tăng 18,18%. Hoa Kỳ và Trung Quốc lần lượt là thị trường có kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của tỉnh3.

Hoạt động vận tải: Vận tải hành khách ước đạt 16.393,2 nghìn lượt khách, tăng 6,95%; vận tải hàng hóa ước đạt 7.522,3 nghìn tấn, tăng 8,16% và 629,9 triệu tấn.km tăng 8,21%; doanh thu vận tải, bốc xếp ước đạt 1.727,5 tỷ đng, tăng 6,31%.

1.2. Lĩnh vực Công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp 10 tháng đầu năm 2016 tiếp tục ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,4%4 so cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,51%; cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 2,82%; ngành công nghiệp khai khoáng bằng 71,05% so cùng kỳ; sản xuất, phân phối điện, nước đá bằng 88,49%. Đạt được mức tăng trưng cao trong mười tháng đầu năm là nhờ một số doanh nghiệp chủ lực đã phát huy năng lực kinh doanh, thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phm như bia, xi măng, sợi,..

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức sản xuất tăng so cùng kỳ: Đá vôi nguyên liệu ước đạt 747,6 ngàn tấn, tăng 10,88%; tôm đông lạnh 2.671 tn, tăng 16,83%; kem cây 951,3 tấn, tăng 3,8%; tinh bột sắn 14,5 nghìn tấn, tăng 12,96%; bia đóng lon 96,8 triệu lít, tăng 33,38%; sợi các loại 61,3 nghìn tn, tăng 15,51%; xi măng 1.728,4 nghìn tấn, tăng 29,41%; men frit 86,6 nghìn tấn, tăng 23,2%; cấu kiện làm sẵn trong xây dựng 34,4 nghìn tấn, tăng 51,79%; điện thương phẩm 1.050,7 triệu kwh, tăng 18,26%; nước máy 38,8 triệu m3, tăng 5%; rác thải 104,9 nghìn tấn, tăng 0,53%... Một số sản phẩm giảm như: Quặng inmenit ước đạt 1,9 nghìn tấn, giảm 87,49%; quặng zincol, rutile 2,2 nghìn tấn, giảm 73,87%; mực đông lạnh 502,3 tấn, giảm 18,59%; sữa chua 68,5 tấn, giảm 20,31%; bia chai 84,9 triệu lít, giảm 8,93%; dăm gỗ 400,4 ngàn tấn, giảm 10,69%; điện sản xuất 644,1 triệu kwh, giảm 19,51%...

1.3. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp

Trồng trọt: Các địa phương trên địa bàn cơ bản đã kết thúc niên vụ đối với cây lúa và một số cây trồng hằng năm khác. Riêng cây lúa vụ mùa chủ yếu trên địa bàn huyện A Lưới với tổng diện tích 585 ha, bằng 93,9% so cùng kỳ là do một số diện tích không đảm bảo nguồn nước nên không đưa vào gieo cấy vụ mùa; hiện nay lúa mùa đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, sâu bệnh gây hại với mức độ và tỷ lệ thấp không gây ảnh hưởng lớn. Sản xuất nông nghiệp tháng 10/2016 tập trung thực hiện vụ đông trong điều kiện khó khăn do thời tiết mưa kéo dài trong nhiều ngày, nên tiến độ gieo trồng chậm. Tính đến tháng 10, gieo trồng các loại cây hàng năm khác vụ đông ước đạt 297 ha, bằng 93,4% so cùng kỳ năm trước là do một số diện tích chuyển sang chuẩn bị gieo cấy lúa.

Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi gia súc ổn định và phát triển khá nhờ chính sách hỗ trợ về vốn vay cho các hộ chính sách nuôi bò; tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt; ngoài ra do dư âm của sự cố môi trường biển xảy ra từ tháng 4/2016 người dân hạn chế sdụng thủy sản khai thác biển làm cho nhu cầu tiêu thụ thịt lợn và gia cầm tăng cao; chăn nuôi hiện nay có lãi nên người dân quan tâm đầu tư tái đàn, chuyển dần sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Tính đến tháng 10/2016 tổng đàn trâu toàn tỉnh đạt 22.287 con, tăng 3,33%; đàn bò đạt 34.798 con, tăng 37,36%; đàn lợn đạt 208.140 con, tăng 2,95%; đàn gia cầm 2.670 nghìn con, tăng 22,86%, trong đó đàn gà 1.893 nghìn con, tăng 26,32%.

Lâm nghiệp: Tổng sản lượng gỗ rừng trồng khai thác ước đạt 386.653 m3, giảm 4,77% so cùng kỳ là do mùa vụ khai thác rừng trồng đã vào cuối vụ, lượng gỗ còn tồn kho lớn và giá có xu hướng giảm. Tổng diện tích rừng sản xuất trồng mới tập trung ước đạt 2.545 ha, tăng 92,66% là nhờ ngành Nông nghiệp phối hợp với các địa phương chủ động triển khai công tác thiết kế trồng rừng, khâu làm đất phục vụ trồng rừng hầu hết đã được cơ giới hóa. Đã xảy ra 417 vụ vi phạm lâm luật, giảm 52 vụ so với cùng kỳ. Đã tiến hành xử lý 408 vụ, tịch thu 636 m3 gỗ tròn, trong đó có 8,5 m3 gỗ quý hiếm. Tổng các khoản thu nộp ngân sách 3.393 triệu đồng.

Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 6.708,5 ha, giảm 0,6%; trong đó nuôi tôm sú 2.387 ha, tăng 1,7%, tôm thẻ chân trắng 386,6 ha, giảm 21,66%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 11.569 tấn, giảm 9,14%5.

Tình hình khai thác hải sản đã có những chuyển biến tích cực, có khá nhiều tàu thuyền công suất dưới 90CV ra khơi đánh bắt trở lại. Sản lượng khai thác ước đạt 26.121 tấn, giảm 21,73%; trong đó khai thác biển 22.774 tấn, giảm 24,31%; khai thác nội địa 3,347 tấn, tăng 1,95%. Tính chung sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai ước đạt 37.690 tấn, giảm 18,25%.

Đã triển khai việc chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển6 với số tiền 400 tỷ đồng do Trung ương cấp về cho 29 xã, thị trấn thuộc các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Đin và thị xã Hương Trà.

Tình hình thiên tai: Trong tháng 9 và tháng 10, tỉnh liên tục chịu ảnh hưởng bởi cơ bão số 4, số 7, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 6 và không khí lạnh tăng cường từ ngày 22/9-24/9 gây ra mưa lớn, ngập lụt, gió mạnh, triều cường kết hợp sóng to, nước dâng trong bão làm sạt lnặng khu vực ven bin, các sông trong tỉnh, các công trình cơ sở hạ tng, nhà ở, sản xuất nông nghiệp, thủy sản; ước thiệt hại các đợt gần 170 tỷ đồng. Mưa bão còn gây ra thiệt hại về người với 04 người chết và 03 người bị thương. Tỉnh đã chỉ đạo triển khai công tác khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra nhằm ổn định sản xuất, đời sống cho nhân dân. Chỉ đạo các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên và htrợ kịp thời đối với gia đình có người chết, người bị thương theo quy định; khắc phục nhà cửa bị tốc mái, hư hỏng; khôi phục thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạm thời xử lý khẩn cấp sạt lbờ ở biển, sạt lbờ sông, khôi phục giao thông...

2. Quản lý đầu tư và xây dựng

Tổng vốn đầu tư ước đạt 14.371 tỷ đồng, bằng 76,9% KH năm, tăng 8,1% so cùng kỳ; trong đó vốn do Trung ương quản lý 3.895 tỷ đồng, bằng 72,9% KH, gim 1,7%, chiếm 27,1% tổng vốn; vốn Địa phương quản lý 10.476 tỷ đồng, bằng 78,4% KH, tăng 12,3%, chiếm 72,9%.

Trong tổng vốn đầu tư, vốn thuộc ngân sách Nhà nước ước đạt 2.784 tỷ đồng, bằng 83,1% KH, giảm 13,2%, chiếm 19,4% tổng vốn, gồm có: Vốn ngân sách Trung ương quản lý 907 tỷ đồng, bằng 82,5% KH, giảm 32,6%; vốn ngân sách Địa phương quản lý 1.877 tỷ đồng, bằng 83,4% KH, tăng 0,7%. Ngun vn tín dụng đạt 5.987 tỷ đồng, bằng 75,2% KH, tăng 8,6% so cùng kỳ, chiếm 41,7% trong tổng vốn; vốn đầu tư của doanh nghiệp 1.905 tỷ đng, bằng 71,6% KH, tăng 14,2%, chiếm 13,3%; vốn viện trợ 1.087 tỷ đồng, bng 66,7% KH, tăng 78,2%, chiếm 7,6%; vốn đầu tư nước ngoài 1.026 tỷ đồng, bằng 89,2% KH, tăng 28,6%, chiếm 7,1%.

Tình hình giải ngân kế hoạch đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước cơ bản đảm bảo; tính đến ngày tháng 10/2016, đã giải ngân hơn 80% kế hoạch vốn năm 2016.

3. Hoạt động, phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư:

Tiếp tục thực hiện chủ đề “Năm Doanh nghiệp” và Kế hoạch số 145/KH-UBND ngày 30/12/2015 về hoạt động “Năm Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế”. Tập trung tuyên truyền, tuyên dương tấm gương điển hình của doanh nhân qua các Hội nghị và các phương tiện thông tin đại chúng. Vận động các hộ kinh doanh đủ điều kiện chuyển đổi lên doanh nghiệp; đến nay đã chuyển đổi thành công khoảng 30 hộ. Duy trì tiếp nhận, xử lý thông tin kiến nghị của doanh nghiệp thông qua các kênh đường dây nóng, Cổng thông tin điện tử, đi thoại định kỳ. Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực của doanh nghiệp, nhất là về các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế. Thường xuyên quán triệt tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ công chức làm công tác một cửa, công tác giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và các dự án đầu tư. Ban hành quy chế phối hợp thanh, kiểm tra doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, đảm bảo hạn chế tối đa thời gian doanh nghiệp phải làm việc với các đơn vị thanh, kiểm tra. Phát động chương trình “Nụ cười công chức năm 2016”.

[...]