18:52 - 24/09/2024

Yêu cầu về sân vườn, nội thất và hoàn thiện tại các cơ quan hành chính nhà nước được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 quy định yêu cầu về sân vườn, nội thất và hoàn thiện tại các cơ quan hành chính nhà nước được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Yêu cầu về sân vườn, nội thất và hoàn thiện tại các cơ quan hành chính nhà nước được quy định như thế nào?

    Yêu cầu về sân vườn, nội thất và hoàn thiện tại các cơ quan hành chính nhà nước được quy định tại Mục 14 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế như sau:

    - Tùy điều kiện cụ thể và vị trí xây dựng được bố trí vườn hoa, cây cảnh, tiểu cảnh phù hợp với không gian và cảnh quan thiên nhiên. Có thể bố trí các tượng nghệ thuật, biểu tượng cơ quan, tạo cảnh quan đẹp cho công sở.

    - Diện tích cây xanh, sân vườn trong công trình không được nhỏ hơn 30 % tổng diện tích khu đất xây dựng. Phải dành tỷ lệ thích đáng để thiết kế cây xanh trong và ngoài nhà: phòng làm việc, phòng tiếp khách, phòng nghỉ, hành lang, tiền sảnh, sân vườn.

    Không được trồng các loại cây dễ gẫy, dễ mối mọt, có hoa quả thu hút ruồi, muỗi, có mùi khó chịu trong cơ quan.

    CHÚ THÍCH: Quy hoạch cây xanh sử dụng trong công trình cần tham khảo TCVN 9257 : 2012.

    - Các phòng tiếp khách, phòng họp, sảnh chính, hội trường và phòng làm việc của lãnh đạo cao nhất trong cơ quan cần được lắp đặt các trang thiết bị theo quy định.

    - Vật liệu trang trí nội ngoại thất có chất lượng tốt, màu sắc đẹp, phù hợp, không độc hại hoặc gây mệt mỏi cho người làm việc.

    - Hình thức kiến trúc, màu sắc, vật liệu hoàn thiện công sở hài hòa với kiến trúc khu vực, điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa của vùng, miền.

    - Khi sử dụng các loại cửa sổ, cửa đi, tường và vách ngăn, bằng kính trong suốt hoặc kính mờ, một phần hoặc toàn bộ để lấy ánh sáng cần phải sử dụng kính an toàn. Các vách kính trong suốt đặt tại nơi có người thường xuyên qua lại cần phải được được gắn các dấu hiệu để nhận biết.

    - Không nên thiết kế quá nhiều cửa kính nhất là tường ở phía Tây và Đông. Trường hợp đặc biệt thì nên dùng kính có hệ số xuyên qua nhỏ hoặc phản quang.

    - Cửa phòng làm việc của tài vụ, kho tài liệu và gian để các thiết bị quan trọng phải có biện pháp chống trộm, trong phòng bố trí thiết bị cảnh báo để chống trộm.

    - Bề mặt ngoài công trình nên sử dụng màu sáng, có hệ số hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời nhỏ nhằm giảm thiểu bức xạ nhiệt tác động vào tường nhà mùa hè. Cần bố trí các vị trí treo giữ, các phương tiện kỹ thuật để bảo dưỡng, sửa chữa mặt đứng tòa nhà.

    - Cần có các biện pháp chống ẩm cho tường, sàn, kết cấu tiếp xúc với đất nền theo TCXD 230 : 1998. Các biện pháp chống thấm cho các kết cấu mái, sàn tiếp xúc với nước cần tham khảo TCVN 5718.

    - Vật liệu hoàn thiện phần mái cần đảm bảo yêu cầu chống nóng, chống ồn, chống thấm, chống ăn mòn, chống mưa hắt và chịu được gió bão. Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt tuân theo TCVN 8052-1 : 2009 và TCVN 8053 : 2009.

    -. Sử dụng kết cấu gỗ trong công sở phải có giải pháp chống mối mọt theo quy định trong TCVN 7958 : 2008.

    -. Công tác hoàn thiện công trình được thực hiện theo TCVN 5674.

    - Chế độ bảo trì công sở, trách nhiệm của các chủ thể, trình tự thực hiện đối với hoạt động bảo trì công sở các cơ quan hành chính nhà nước phải được thực hiện theo quy định hiện hành. Chế độ bảo trì công sở bao gồm các chế độ sau:

    + Chế độ bảo trì thường xuyên;

    + Chế độ bảo trì định kỳ;

    + Chế độ bảo trì đột xuất.

    Chế độ bảo trì thường xuyên là chế độ bảo trì phòng ngừa hư hỏng cho công sở; chế độ bảo trì định kỳ và đột xuất để bảo trì khôi phục chất lượng cho công sở.

    - Mọi kết cấu, bộ phận của công sở cần được thực hiện chế độ bảo trì theo cấp bảo trì trong suốt tuổi thọ công trình kể từ khi bắt đầu đưa công sở vào sử dụng.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    29
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ