Yêu cầu an toàn khi vận chuyển đá bằng đường sắt trong khai thác đá được quy định như thế nào?

Yêu cầu an toàn khi vận chuyển đá bằng đường sắt trong khai thác đá được quy định như thế nào? Trường hợp dồn toa bằng sức người, phải làm gì để đảm bảo an toàn?

Nội dung chính

    Yêu cầu an toàn khi vận chuyển đá bằng đường sắt trong khai thác đá được quy định như thế nào?

    Yêu cầu an toàn khi vận chuyển đá bằng đường sắt trong khai thác đá quy định tại Điều 16 Thông tư 02/2012/TT-BLĐTBXH về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn lao động trong khai thác và chế biến đá do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:

    1. Cấu tạo đường sắt trong mỏ (độ đốc bán kính đường vòng nền đường, biển báo hiệu, tín hiệu) phải theo thiết kế đã được duyệt và phải phù hợp với quy phạm về đường sắt Việt Nam hiện hành. Những đoạn đường dốc dài trên 1km và độ dốc trên năm phần nghìn (5‰), phải có đường phản dốc lánh nạn và đặt trạm gác ghi thường trực 24/24 giờ. Cuối đường lánh nạn phải có chắn an toàn.

    2. Dọc tuyến đường sắt phải đặt các biển báo hiệu. Tại những vị trí giao nhau đường sắt với đường bộ phải đặt các biển báo nguy hiểm, đèn hiệu và có ngáng chắn (barrie). Cấm người gác bỏ vị trí làm việc.

    3. Tốc độ chuyển động của các đoàn tàu chạy trong mỏ do đơn vị quy định căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của các đoàn tàu được sử dụng, kết cấu của đường và điều kiện của từng nơi.

    4. Hàng quý, hàng năm phải lập kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng đường sắt. Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng đường sắt. Không được tự ý tháo gỡ ray, tà vẹt và các linh kiện khác của tuyến đường sắt.

    5. Kiểm tra định kỳ tình trạng kỹ thuật của đầu máy theo quy định và ghi vào sổ theo dõi về:

    5.1. Tình trạng của các cụm máy và các chi tiết máy quan trọng;

    5.2. Tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh, còi, đèn.

    Nếu phát hiện bất kỳ hư hỏng nào phải lập kế hoạch sửa chữa khắc phục ngay. Không được sử dụng đầu máy mà tình trạng kỹ thuật không đảm bảo an toàn theo quy định.

    6. Cấm:

    6.1. Đỗ đoàn tàu chắn ngang lối đi lại, trường hợp đặc biệt cần đỗ thì phải ngắt đoàn tàu ra làm hai, tạo khoảng trống tại lối đi lại rộng ít nhất bằng hai toa tàu và phải chèn chắc chắn ở hai phía;

    6.2. Trèo hoặc chui qua các toa, đầu máy, chỗ nối giữa các toa hoặc giữa toa với đầu máy khi đoàn tàu đang dừng;

    6.3. Chở người trong các toa chở hàng;

    6.4. Chở quá mức tải trọng quy định của các toa xe hoặc xếp lệch tải về một phía thành toa;

    6.5. Dùng các toa xe không có đầu đấm hay đầu đấm bị hỏng.

    7. Khi đoàn tàu dồn toa hoặc lập đoàn tàu, phải có người báo hiệu ngồi ở toa đầu hoặc đứng điều khiển tại vị trí an toàn và người lái tàu dễ nhận biết. Người lái tàu phải luôn kéo còi hiệu và tuân theo tín hiệu điều khiển của người báo hiệu. Tín hiệu trao đổi giữa người báo hiệu và người lái tàu phải theo đúng quy định hiện hành của ngành đường sắt.

    Trường hợp dồn toa bằng sức người, phải đứng ở phía sau để đẩy, mỗi một lần chỉ được dồn một toa.

    8. Khi đoàn tàu dừng, các toa xe phải phanh, chèn chắc chắn. Các toa đã tháo móc cũng phải được chèn chắc chắn.

    9. Khi tàu chưa dừng hẳn, cấm:

    9.1. Móc hoặc tháo các toa xe;

    9.2. Nhảy lên hoặc xuống các toa và đầu máy.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    17