Xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực trực tuyến ngành Hải quan được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Tôi có một thắc mắc. Xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực trực tuyến ngành Hải quan được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này?

Nội dung chính

    Xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực trực tuyến ngành Hải quan được quy định như thế nào?

    Xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực trực tuyến ngành Hải quan được quy định tại Điều 8 Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 như sau:

    Trong khi thực hiện nhiệm vụ trực ban, nếu phát hiện các vụ việc có dấu hiệu nghi vấn không thực hiện đúng quy trình, quy định hoặc phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm thì trực ban cơ quan Tổng cục phải chỉ đạo, phối hợp đơn vị liên quan để kiểm tra, làm rõ, chấn chỉnh việc thực hiện, cụ thể như sau:
    1. Nguyên tắc xử lý khi phát hiện thông tin, vụ việc phát sinh.
    Công chức trực ban khi phát hiện thông tin, vụ việc phát sinh trong các trường hợp sau phải thực hiện ngay biện pháp ngăn chặn vi phạm đồng thời báo cáo lãnh đạo ca trực để chỉ đạo, cụ thể:
    a) Trường hợp thông tin, vụ việc phát sinh liên quan đến hành lý của hành khách đang làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh.
    Thông báo ngay cho lãnh đạo Đội nghiệp vụ liên quan tại địa bàn về dấu hiệu nghi vấn, nhận dạng đối tượng, hành lý để thực hiện ngay các biện pháp xác định, giám sát đối tượng.
    b) Trường hợp hàng hóa vận chuyển trong khu vực giám sát hải quan có dấu hiệu không thực hiện đúng quy trình, ví dụ như: vận chuyển hành lý, hàng hóa từ phương tiện vận tải (tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, ô tô,...) vào khu vực xếp dỡ, kho hàng không thuộc khu vực giám sát hải quan,...
    Thông báo ngay cho lãnh đạo Đội nghiệp vụ liên quan tại địa bàn về dấu hiệu nghi vấn, thông tin phương tiện vận chuyển, nhận dạng hàng hóa để ngăn chặn việc vận chuyển.
    c) Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm đang thực hiện thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát.
    Thông báo ngay cho lãnh đạo Đội nghiệp vụ liên quan tại địa bàn về dấu hiệu nghi vấn, thông tin liên quan hàng hóa như doanh nghiệp, số tờ khai, số container để dừng thực hiện đưa hàng qua khu vực giám sát.
    2. Quy định cụ thể xử lý thông tin, tình huống phát sinh.
    2.1. Trường hợp đôn đốc, nhắc nhở.
    a) Công chức trực ban, thực hiện giám sát trực tuyến khi phát hiện thông tin, vụ việc có khả năng không thực hiện đúng quy trình, quy định thì báo cáo lãnh đạo cấp phòng trực ban.
    b) Lãnh đạo cấp phòng trực ban kiểm tra đối chiếu thông tin, vụ việc và sử dụng điện thoại trực ban để đôn đốc, nhắc nhở lãnh đạo phòng, chi cục, đội liên quan kiểm tra, chỉ đạo thực hiện đúng quy trình, quy định.
    c) Lãnh đạo đơn vị khi nhận được thông tin đôn đốc, nhắc nhở từ trực ban cơ quan Tổng cục thì kiểm tra ngay thông tin vụ việc, chỉ đạo cá nhân, đơn vị có liên quan kiểm tra, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy định.
    d) Công chức trực ban ghi nhận vụ việc phát sinh vào nhật ký trực ban và tiếp tục theo dõi kết quả thực hiện của đơn vị.
    2.2. Trường hợp yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu.
    a) Công chức trực ban, thực hiện giám sát trực tuyến khi phát hiện thông tin, vụ việc có dấu hiệu nghi vấn cần yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu để kiểm tra, làm rõ thì báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo cấp phòng trực ban.
    b) Lãnh đạo cấp phòng trực ban kiểm tra đối chiếu thông tin, vụ việc và sử dụng điện thoại trực ban liên hệ lãnh đạo phòng, chi cục, đội liên quan để yêu cầu phối hợp cung cấp, kiểm tra, làm rõ.
    c) Lãnh đạo đơn vị khi nhận được yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu từ trực ban cơ quan Tổng cục thì kiểm tra ngay thông tin vụ việc, chỉ đạo cá nhân, đơn vị có liên quan phối hợp cung cấp theo yêu cầu.
    d) Thông tin, tài liệu, dữ liệu được cung cấp qua hình thức điện thoại trao đổi trực tiếp, điện fax hoặc gửi qua hòm thư điện tử của trực ban cơ quan Tổng cục.
    e) Công chức trực ban tiếp nhận thông tin cung cấp để kiểm tra, làm rõ và đề xuất việc xử lý, đồng thời ghi nhận vụ việc phát sinh vào nhật ký trực ban.
    2.3. Trường hợp yêu cầu phối hợp, thực hiện theo chỉ đạo.
    a) Công chức trực ban, thực hiện giám sát trực tuyến khi phát hiện thông tin, vụ việc có dấu hiệu nghi vấn không thực hiện đúng quy trình, quy định hoặc phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm thì báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo cấp phòng trực ban để phối hợp đơn vị kiểm tra, giám sát.
    b) Lãnh đạo cấp phòng trực ban kiểm tra đối chiếu thông tin, vụ việc và báo cáo xin ý kiến phê duyệt của lãnh đạo ca trực để triển khai thực hiện.
    c) Lãnh đạo ca trực quyết định nội dung, hình thức, phạm vi chỉ đạo hoặc xin ý kiến Tổng cục trưởng.
    c.1) Chỉ đạo Cục, Vụ nghiệp vụ cơ quan Tổng cục.
    - Trường hợp thông tin, vụ việc có dấu hiệu không thực hiện đúng hoặc thực hiện không thống nhất đối với hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thì lãnh đạo ca trực có văn bản yầu cầu Cục, Vụ nghiệp vụ tại cơ quan Tổng cục kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị địa phương thực hiện đúng quy định.
    - Các Cục, Vụ nghiệp vụ tại cơ quan Tổng cục khi nhận được yêu cầu của trực ban cơ quan Tổng cục phải chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ nghiên cứu, đề xuất ý kiến, phương án xử lý.
    c.2) Phối hợp kiểm tra hành lý của hành khách, hàng hóa, phương tiện chưa thông quan.
    - Công chức trực ban, thực hiện giám sát trực tuyến khi phát hiện thông tin, vụ việc có dấu hiệu vi phạm cần yêu cầu phối hợp đơn vị để kiểm tra thì báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo cấp phòng trực ban.
    - Lãnh đạo cấp phòng trực ban kiểm tra đối chiếu thông tin, vụ việc và báo cáo xin ý kiến phê duyệt của lãnh đạo ca trực để phối hợp kiểm tra, làm rõ.
    - Nội dung yêu cầu phối hợp kiểm tra thực hiện (theo mẫu Phụ lục II) được thông báo đến đầu mối trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện. Trường hợp khẩn cấp, trực ban cơ ban Tổng cục thông báo trực tiếp cá nhân, đơn vị có liên quan thực hiện nội dung yêu cầu phối hợp qua điện thoại trực ban, sau đó điện fax cho đơn vị để làm căn cứ theo dõi, thực hiện.
    - Đầu mối trực ban tại Cục Hải quan địa phương khi tiếp nhận yêu cầu phối hợp, kiểm tra từ trực ban cơ quan Tổng cục thì báo cáo ngay với lãnh đạo Cục phụ trách trực ban để chỉ đạo cá nhân, đơn vị có liên quan phối hợp trực ban cơ quan Tổng cục để kiểm tra, làm rõ.
    - Việc phối hợp kiểm tra được thực hiện qua hệ thống camera giám sát hoặc hệ thống truyền nhận âm thanh, hình ảnh cơ động (xe chỉ huy giám sát cơ động) hoặc cử công chức tại địa bàn thực hiện giám sát trực tiếp.
    - Công chức trực ban ghi nhận vụ việc phát sinh vào nhật ký trực ban và đôn đốc, theo dõi cá nhân, đơn vị có liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của trực ban cơ quan Tổng cục.
    c.3) Kiểm tra hàng hóa, phương tiện đã thông quan.
    Trường hợp vụ việc phát sinh phức tạp, cần thiết phải can thiệp vào quy trình nghiệp vụ để kiểm tra hàng hóa, phương tiện đã thông quan, ví dụ như: dừng thông quan, dừng đưa hàng qua khu vực giám sát, truy đuổi,... thì lãnh đạo ca trực báo cáo xin ý kiến Tổng cục trưởng để chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện (theo mẫu Phụ lục III).
    2.4. Trường hợp huy động thiết bị kiểm tra giám sát di động.
    Trong khi thực hiện nhiệm vụ, trực ban cơ quan Tổng cục phát hiện thông tin, vụ việc có thể xảy ra vi phạm tại địa bàn chưa có hệ thống thiết bị kiểm tra giám sát hải quan thì lãnh đạo ca trực xem xét, đề xuất lãnh đạo Tổng cục phê duyệt kế hoạch huy động, sử dụng hệ thống thiết bị kiểm tra giám sát di động của ngành Hải quan như: xe chỉ huy giám sát cơ động, xe máy soi di động, phòng thí nghiệm di động,... để tổ chức hoạt động giám sát trực tuyến.

    Trên đây là quy định về Xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực trực tuyến ngành Hải quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017.

    18
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ