Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định ra sao?

Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định ra sao? Quy định này được quy định ở đâu?

Nội dung chính

    Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định ra sao?

    Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thì xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định như sau:  

    Sau khi nghe công dân trình bày, nghiên cứu sơ bộ nội dung, các thông tin, tài liệu liên quan mà công dân cung cấp, người tiếp công dân phải xác định những nội dung sau:

    1. Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc;
    2. Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, hỏi chính sách về vấn đề gì, lĩnh vực nào, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào;
    3. Người bị khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh là cá nhân, cơ quan, tổ chức nào;
    4. Quá trình xem xét, giải quyết: vụ việc đã được cấp nào giải quyết; kết quả giải quyết; hình thức văn bản giải quyết của cơ quan có thẩm quyền;
    5. Yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; đồng ý hay không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết; lý do khiếu nại, tố cáo tiếp (nếu có) và những bằng chứng mới mà người tố cáo cung cấp;
    6. Trường hợp công dân hỏi chính sách thuộc lĩnh vực nào, cơ quan nào có trách nhiệm giải đáp để trả lời, hướng dẫn công dân.

    Trên đây là nội dung tư vấn về xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH.

    Trân trọng! 

    10