Xã đảo Thạnh An thuộc địa phận của huyện nào trước sáp nhập? Sau sáp nhập ở đâu?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Xã đảo Thạnh An thuộc địa phận của huyện nào trước sáp nhập? Sau sáp nhập ở đâu?

Nội dung chính

Xã đảo Thạnh An thuộc địa phận của huyện nào trước sáp nhập? Sau sáp nhập ở đâu?

Xã đảo Thạnh An thuộc địa phận của huyện Cần Giờ TPHCM. Xã đảo Thạnh An là xã duy nhất của TPHCM được công nhận là xã đảo và hoàn toàn tách biệt với đất liền. Xã gồm có 3 ấp: Thạnh Hòa, Thạnh Bình và Thiềng Liềng, trong đó ấp Thiềng Liềng nằm trên một đảo riêng biệt.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 203/2025/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025, trong đó nêu rõ: Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước từ ngày 01/7/2025.

Vậy, Xã đảo Thạnh An sau sáp nhập thuộc địa phận nào?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định cụ thể như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở Đề án số 356/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
...
164. Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 01 đặc khu; trong đó có 112 phường, 50 xã, 01 đặc khu hình thành sau sắp xếp quy định tại Điều này và 05 đơn vị hành chính cấp xã không thực hiện sắp xếp là phường Thới Hòa, các xã Long Sơn, Hòa Hiệp, Bình Châu, Thạnh An.

Xã đảo Thạnh An thuộc địa phận của huyện nào trước sáp nhập? Sau sáp nhập ở đâu?

Như vậy, xã Thạnh An thuộc 05 đơn vị hành chính cấp xã không thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã TPHCM. Chỉ bỏ đi cấp huyện là huyện Cần Giờ. Do đó xã Thạnh An hiện nay vẫn có tên gọi là xã Thạnh An thuộc TPHCM. 

Xã đảo Thạnh An thuộc địa phận của huyện nào trước sáp nhập? Sau sáp nhập ở đâu?

Xã đảo Thạnh An thuộc địa phận của huyện nào trước sáp nhập? Sau sáp nhập ở đâu? (Hình từ Internet)

Cần làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh thành không?

Căn cứ theo Kết luận 127-KL/TW năm 2025 thì Đảng ủy Chính phủ được giao tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình sáp nhập tỉnh thành; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau:

Điều 24. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
e) Xác lập lại số định danh cá nhân;
g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:
a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.

Theo đó, người được cấp thẻ căn cước khi thay đổi thông tin do sáp nhập tỉnh, thành sẽ chỉ phải đổi thẻ căn cước khi có yêu cầu do việc sáp nhập tỉnh thành sẽ thay đổi thông tin về địa chỉ, nên để thuận tiện hơn trong các hoạt động dân sự sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính.

Như vậy, không bắt buộc người dân phải làm lại thẻ Căn cước khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì có cần làm lại thông tin sổ đỏ không?

Liệu sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước đây có cần làm lại khi tên tỉnh, huyện, xã trên giấy tờ đã thay đổi sau thay đổi đơn vị hành chính hay không?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định về việc đăng ký biến động đối với giấy tờ đất cụ thể đối với trường hợp sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cần thay đổi giấy tờ đất, sổ đỏ như sau:

Điều 133. Đăng ký biến động
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
...
d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;

Quy định tại khoản 1,2 Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 về văn bản giấy tờ đất, sổ đỏ đã được cấp trước đó về hiệu lực và thời hạn như sau:

Điều 10. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp
1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tóm lại, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì người dân cần đăng ký biến động đối với giấy tờ đất, sổ đỏ của mình nếu có nhu cầu nhưng không phải bắt buộc.

Trên đây là toàn bộ nội dung về "Xã đảo Thạnh An thuộc địa phận của huyện nào trước sáp nhập? Sau sáp nhập ở đâu?"

saved-content
unsaved-content
1