Vùng nào chịu ảnh hưởng ngập úng nghiêm trọng nhất? Sử dụng đất ở bờ biển của đồng bằng sông Hồng được không?

Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Vùng nào sau đây chịu ngập úng nghiêm trọng nhất Việt Nam? Người dân có được sử dụng đất ở bờ biển của đồng bằng sông Hồng không?

Nội dung chính

    Vùng nào chịu ảnh hưởng ngập úng nghiêm trọng nhất Việt Nam? 

    Vùng chịu ảnh hưởng của tình trạng ngập lụt nghiêm trọng nhất nước ta là: đồng bằng sông Hồng, do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông đê biển bao bọc.  

    Tuy nhiên, hệ thống đê này đôi khi lại trở thành nguyên nhân gây ngập lụt nghiêm trọng hơn. Khi nước sông dâng cao, nước không thoát được ra ngoài, gây áp lực lên đê, có thể dẫn đến vỡ đê và gây ra những hậu quả khôn lường.

    Hiện nay, vùng chịu ngập úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do địa hình thấp, trũng, dễ bị ngập lụt do ảnh hưởng của mưa bão, diện mưa bão rộng, lũ lụt tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Tập trung trong thời gian ngắn khiến lượng nước dâng cao đột ngột, vượt quá khả năng tiêu thoát của hệ thống sông ngòi, đê điều. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. 

    Như vậy, đồng bằng sông Hồng ngập úng nghiêm trọng nhất cả nước chủ yếu do diện mưa bão rộng trong điều kiện mật độ xây dựng cao, lại có hệ thống đê điều bao bọc nên khó thoát nước, gây nên tình trạng ngập úng kéo dài nghiêm trọng. 

    Vùng nào chịu ảnh hưởng ngập úng nghiêm trọng nhất Việt Nam? Sử dụng đất ở bờ biển của đồng bằng sông Hồng được không? (hình từ internet)

    Vùng nào chịu ảnh hưởng ngập úng nghiêm trọng nhất Việt Nam? Sử dụng đất ở bờ biển của đồng bằng sông Hồng được không? (hình từ internet)

    Người dân có được sử dụng đất ở bờ biển của đồng bằng sông Hồng không?

    Trong phạm vi bài viết này, bờ biển được xem là đất có mặt nước ven biển. Căn cứ theo quy định tại Điều 189 Luật Đất đai 2024 về đất ở bờ biển của đồng bằng sông Hồng như sau:

    Đất có mặt nước ven biển
    1. Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào các mục đích theo quy định của Luật này.
    2. Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển theo quy định sau đây:
    a) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
    b) Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;
    c) Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan;
    d) Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển;
    đ) Bảo vệ chất lượng nước khu vực ven biển; không gây nhiễm mặn các tầng chứa nước dưới đất.
    3. Việc giao đất, cho thuê đất có mặt nước ven biển vào các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp mà không phải hoạt động lấn biển phải tuân thủ chế độ sử dụng các loại đất theo quy định của Luật này, quy định của Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và luật khác có liên quan.

    Như vậy, tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng đất ở bờ biển của đồng bằng sông Hồng khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào các mục đích theo quy định.

    Đồng thời, trong quá trình sử dụng đất, các tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy định được nêu trên.

    Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 như thế nào?

    Tại Mục 2 Nghị quyết 30-NQ/TW năm 2022 có nêu rõ về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 như sau:

    Mục tiêu đến năm 2030

    Đồng bằng Sông Hồng là vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao.

    Tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường; quốc phòng, an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại mở rộng, hội nhập quốc tế hiệu quả.

    Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao, dẫn đầu cả nước. Xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

    Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030

    - Giai đoạn 2021 - 2030, tăng trưởng GRDP đạt bình quân khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GRDP vùng tăng khoảng 3 lần so với năm 2020 (giá hiện hành), trong đó nông, lâm và thủy sản chiếm khoảng 3,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 47%; dịch vụ chiếm khoảng 41%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 7%.

    Đóng góp bình quân của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2030 đạt 55%. Kinh tế số đạt khoảng 35% GRDP. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 55%; có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

    - Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non đạt 76%, tiểu học đạt 95%, trung học cơ sở đạt 90%, trung học phổ thông đạt 68%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 48 - 52%, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức dưới 3%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm khoảng 1,5%/năm. Đạt 32 giường bệnh và 11 bác sĩ/vạn dân. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số.

    - Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn ở thành thị đạt 100%, ở nông thôn đạt 85%; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%; tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định đạt 98%. Giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính.

    37
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ