Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là gì? Vào năm nào?
Nội dung chính
Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là gì? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận vào năm nào?
Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới nhằm tôn vinh vẻ đẹp cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo, vịnh Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại và kỳ diệu của thiên nhiên.
Cụ thể:
- Ngày 17/12/1994, Hội đồng Di sản thế giới của Tổ chức UNESCO – Liên hợp quốc chính thức đưa Vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mỹ của Công ước Quốc tế về bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới.
- Ngày 29/11/2000, Vịnh Hạ Long tiếp tục được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị địa chất, địa mạo.
- Đêm 16/9/2023 (giờ Việt Nam), Vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Vịnh Hạ Long có hàng nghìn đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng độc đáo khác nhau. tiềm ẩn trong lòng các đảo đá là những hang động tuyệt đẹp gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ. địa danh này mang những dấu tích quan trọng về quá trình hình thành và phát triển trái đất với tuổi kiến tạo địa chất lên đến 250-280 triệu năm.
>> Vịnh Hạ Long có bao nhiêu hòn đảo?
Vịnh Hạ Long có diện tích khoảng 1.553km2 với 1.969 hòn đảo lô nhô tạo nên những cảnh sắc kỳ thú.
Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là gì? Vào năm nào? (Ảnh từ Internet)
Nhiệm vụ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới là gì?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 109/2017/NĐ-CP thì nhiệm vụ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới như sau:
- Lập phương án và tổ chức triển khai thực hiện phương án bảo vệ và quản lý di sản thế giới ngắn hạn, trung hạn và dài hạn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn của di sản thế giới theo quy định tại Điều 5 Nghị định 109/2017/NĐ-CP, kịp thời ngăn chặn hành vi xâm hại di sản thế giới và báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền những nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới di sản thế giới.
- Triển khai chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản thế giới.
- Tổ chức hoặc liên kết tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, trưng bày, giới thiệu về di sản thế giới; nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa, lưu trữ tài liệu về di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể liên quan phục vụ công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di sản thế giới; bảo quản, nghiên cứu, sưu tầm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, mẫu vật địa chất, động vật, thực vật tại di sản thế giới và trưng bày, triển lãm lưu động bên ngoài phạm vi di sản thế giới; tổ chức trình diễn, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể gắn với di sản thế giới.
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào việc bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di sản thế giới; bảo tồn giá trị địa chất, địa mạo, giá trị thẩm mỹ; bảo tồn và phát triển hệ động, thực vật để duy trì giá trị đa dạng sinh học của di sản thế giới; tổ chức hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thu gom, xử lý chất thải, bảo vệ, ngăn chặn tác nhân gây nguy hại tới môi trường và nguồn nước tại di sản thế giới; góp phần nâng cao đời sống cộng đồng; tham gia nghiên cứu đề xuất quy trình, quy phạm bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di sản thế giới.
- Hướng dẫn, thuyết minh phục vụ khách tham quan du lịch tại di sản thế giới; tổ chức hoặc liên kết tổ chức hoạt động du lịch dịch vụ phục vụ công chúng tham quan, nghiên cứu, học tập, giải trí tại di sản thế giới; đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với di sản thế giới và đề xuất phương án giảm thiểu tác động làm suy giảm giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới (nếu có).
- Tổ chức bán vé, thu phí tham quan và dịch vụ; quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức, người lao động.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
- Tham gia quản lý, liên kết và giám sát các hoạt động đầu tư, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển sinh vật trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới.
- Phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới theo quy định hiện hành; tổ chức thông tin, thảo luận, thu thập ý kiến của cộng đồng về quy hoạch, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến di sản thế giới.
- Tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và quản lý di sản thế giới với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di sản thế giới, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan có thẩm quyền giao.