11:35 - 23/09/2024

Việc truyền thông nâng cao nhận thức xã hội, quảng bá thành tựu khoa học công nghệ để xây dựng nông thôn mới thực hiện thế nào?

Thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức xã hội và quảng bá thành tựu khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi BNNPTNT thế nào?

Nội dung chính

    Thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức xã hội và quảng bá thành tựu khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi BNNPTNT thế nào?

    Căn cứ Khoản 4 Điều 15 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức xã hội và quảng bá thành tựu khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới như sau:

    Phát hành các sách, tài liệu, ấn phẩm (bản giấy và điện tử) về các quy trình, công nghệ đã chuyển giao; mô hình tổ chức, quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là sản phẩm của các đề tài/dự án thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, để phổ biến, nhân rộng kết quả của Chương trình;

    Thực hiện các hoạt động truyền thông phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương nhằm nâng cao nhận thức xã hội và quảng bá thành tựu khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.

    Việc truyền thông nâng cao nhận thức xã hội, quảng bá thành tựu khoa học công nghệ để xây dựng nông thôn mới thực hiện thế nào?

    Việc truyền thông nâng cao nhận thức xã hội, quảng bá thành tựu khoa học công nghệ để xây dựng nông thôn mới thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)

    Nâng cấp, đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi BNNPTNT? 

    Theo Khoản 1 Điều 16 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định nâng cấp, đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như sau:

    - Định hướng, bố trí và tổ chức không gian lãnh thổ các khu du lịch, điểm du lịch nông thôn phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch và đảm bảo kết nối với các tuyến du lịch trọng điểm của vùng, địa phương;

    - Thiết kế, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường trong toàn bộ không gian điểm du lịch vừa bảo tồn bản sắc truyền thống vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh, thuận tiện, sinh thái; tiết kiệm đầu tư thông qua việc sử dụng các nguyên liệu tại chỗ, thân thiện với môi trường;

    - Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ (giao thông, hệ thống điện và nước sạch, hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe, nhà vệ sinh, điểm và bãi đỗ xe, hệ thống chỉ dẫn, chỉ báo, hạ tầng số và kết nối viễn thông, thu gom và xử lý rác thải, nước thải…) tại các điểm du lịch, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, đảm bảo hài hòa với không gian, cảnh quan gắn với đặc trưng văn hóa vùng miền;

    - Quy hoạch và xây dựng các điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm (nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống, đồ lưu niệm,…), đạt chất lượng phục vụ khách du lịch;

    - Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động và quản lý các điểm đến (quản lý khách du lịch, quản lý lưu trú, quản lý kinh doanh du lịch; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường du lịch nông thôn,…);

    - Xây dựng và phát triển các hạ tầng dịch vụ (điểm dừng nghỉ, điểm trưng bày sản phẩm đặc sản địa phương, ăn uống, giải khát, vệ sinh,…) dọc theo các tuyến đường giao thông gắn với các điểm du lịch với khoảng cách hợp lý.

    Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi BNNPTNT?

    Tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền như sau:

    - Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, gắn với bản sắc, đặc trưng vùng miền, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao, theo định hướng của thị trường và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng du khách (theo khách quốc tế, nội địa; theo độ tuổi,…). Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao và bắt kịp với xu hướng và thị hiếu của khách du lịch;

    - Hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở lưu trú và các công trình dịch vụ đảm bảo chất lượng dịch vụ, hạn chế tác động đến môi trường;

    - Hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, ẩm thực, trang phục truyền thống và hoạt động nông nghiệp, loại hình biểu diễn văn hóa, thể thao; phát triển các nghệ nhân; phục dựng mô hình sản xuất cá c sản phẩm đặc sản, truyền thống để phục vụ khách du lịch thông qua các trải nghiệm thực tế; bảo tồn và phát huy các không gian văn hóa, di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng;

    - Xây dựng và số hóa thông tin, tài liệu thuyết minh về các di tích văn hóa, lịch sử, điểm du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống, gắn với du lịch nông thôn.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    39
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ