Thứ 6, Ngày 01/11/2024

Việc thực hiện cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật khi nào?

Việc thực hiện cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp sẽ bị coi là vi phạm khi nào? Bên đề nghị cam kết xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam thấp hơn mức giá cam kết thì sao?

Nội dung chính

    Việc thực hiện cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp sẽ bị coi là vi phạm pháo luật khi nào?

    Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại thì các trường hợp vi phạm thực hiện cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp được quy định cụ thể như sau:

    Việc thực hiện cam kết sẽ bị coi là vi phạm trong các trường hợp sau đây:

    - Bên đề nghị cam kết xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam thấp hơn mức giá cam kết;

    - Bên đề nghị cam kết không cung cấp định kỳ thông tin về việc thực hiện cam kết được quy định trong nội dung cam kết;

    - Bên đề nghị cam kết không hợp tác với Cơ quan điều tra trong việc xác minh, điều tra tại chỗ những thông tin do Bên đề nghị cam kết cung cấp định kỳ;

    - Thông tin, số liệu Bên đề nghị cam kết cung cấp về việc thực hiện cam kết không chính xác;

    - Bên đề nghị cam kết có hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đang áp dụng;

    - Bên đề nghị cam kết tự ý hủy bỏ cam kết nhưng không thông báo cho Cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 42 của Nghị định 10/2018/NĐ-CP;

    - Các trường hợp khác do Cơ quan điều tra xác định.

    Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp vi phạm thực hiện cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

    Trân trọng!

    9