Việc sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt hành chính bao nhiêu?

Chuyên viên pháp lý Đào Thị Mỹ Hồng
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đất trồng lúa được hiểu như thế nào? Việc sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt hành chính bao nhiêu?

Nội dung chính

    Đất trồng lúa được hiểu như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
    a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
    b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.

    2. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là hoạt động sử dụng hoặc tạo ra hoặc phát tán các chất độc hại, sinh vật gây hại, làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất gây ô nhiễm môi trường đất, giảm năng suất lúa.

    ...

    Theo quy định trên thì đất trồng lúa được hiểu là đất trồng lúa ít nhất một vụ trong năm hoặc kết hợp với mục đích sử dụng đất khác, nhưng việc trồng lúa vẫn là chính.

    Đất trồng lúa bao gồm hai loại: đất chuyên trồng lúa, là đất trồng hai vụ lúa trở lên trong năm, và đất trồng lúa còn lại, bao gồm đất trồng một vụ lúa hoặc đất trồng lúa nương.

    Việc sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt hành chính bao nhiêu?

    Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép
    1. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
    a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta;
    b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
    c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

    d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 03 héc ta trở lên.

    ...

    Việc sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị phạt hành chính tùy thuộc vào diện tích đất chuyển đổi. Cụ thể:

    Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích dưới 0,5 héc ta.

    Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta.

    Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích từ 1 héc ta đến dưới 3 héc ta.

    Phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích từ 3 héc ta trở lên.

    Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP)

    Việc sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?

    Việc sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu? (Hình ảnh từ Internet)

    Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải thực hiện các quy định nào?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 182 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Đất trồng lúa
    ...
    4. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải thực hiện các quy định sau đây:
    a) Có phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt;
    b) Nộp một khoản tiền theo quy định của pháp luật để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, trừ dự án sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng;
    c) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.
    5. Người sử dụng đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhưng không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại theo quy định của pháp luật về trồng trọt; được sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
    6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải thực hiện các quy định sau:

    - Có phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt.

    - Nộp khoản tiền theo quy định để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, ngoại trừ dự án sử dụng vốn đầu tư công.

    - Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và không làm ảnh hưởng đến canh tác trên đất trồng lúa liền kề.

    Ngoài ra, người sử dụng đất có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhưng phải đảm bảo điều kiện để trồng lúa trở lại và có thể sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp.

    114
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ