Việc quy định xây dựng kế hoạch tài chính cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách như thế nào?

Việc quy định xây dựng kế hoạch tài chính cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách như thế nào? Quy định về xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương như thế nào?

Nội dung chính

    Xây dựng kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được quy định như thế nào? 

    Tại Điều 15 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định xây dựng kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được quy định như sau:

    Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở địa phương được giao quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách dự kiến kế hoạch cơ cấu lại, sáp nhập, dừng, giải thể các quỹ hoạt động không hiệu quả, chưa theo đúng quy định của pháp luật trong năm 2023; lập kế hoạch thu - chi tài chính năm 2023 đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách còn tiếp tục hoạt động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật NSNN và quy định của pháp luật có liên quan, gửi kèm báo cáo dự toán NSNN năm 2023 của cơ quan, đơn vị mình tới cơ quan tài chính cùng cấp (trong đó, thuyết minh chi tiết về số dư đầu năm; số phát sinh thu từ NSNN cấp, từ huy động, tài trợ,... trong năm; số chi cho các nhiệm vụ trong năm; tình hình biến động về vốn điều lệ, nguồn vốn hoạt động của các Quỹ này).

    Xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn được quy định như thế nào?

    Theo Khoản 1 Điều 16 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định xây dựng dự toán NSĐP, theo đó:

    - Xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn:

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan, phối hợp với các cơ quan liên quan chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu NSNN năm 2023 theo đúng quy định của pháp luật.

    Các địa phương xây dựng dự toán trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 của Luật NSNN và các quy định pháp luật có liên quan. Yêu cầu lập dự toán thu NSNN tích cực, sát thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu; phân tích đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2023 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, khoản thu, sắc thuế. Các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và cấp dưới trực thuộc phối hợp chặt chẽ trong công tác dự báo, xây dựng dự toán thu từ đất đai (thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước), nâng cao chất lượng xây dựng dự toán, khắc phục tình trạng dự báo, xây dựng dự toán thu từ đất đai chưa sát với thực tế trong thời gian qua.

    Việc quy định xây dựng kế hoạch tài chính cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách như thế nào? (Hình Internet)

    Quy định về xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương như thế nào?

    Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định về xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương như sau:

    - Về xây dựng dự toán chi NSĐP:

    Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 40/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về phân bổ NSTW năm 2022, Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2023, các địa phương xây dựng dự toán chi cân đối NSĐP năm 2023 trên cơ sở dự toán năm 2022 đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao và nhu cầu tăng chi phát sinh để thực hiện các chế độ, chính sách và pháp luật có liên quan.

    Căn cứ vào dự toán NSĐP năm 2023, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định lại áp dụng cho giai đoạn 2023-2025 và số bổ sung cân đối năm 2023 Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương và số bổ sung ngân sách cho chính quyền cấp dưới trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để áp dụng từ năm 2023.

    Đồng thời thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

    + Đối với dự toán chi ĐTPT: Căn cứ quy định của Luật Đầu tư công; đánh giá thực hiện năm 2022 và kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2021-2025; xây dựng dự toán chi ĐTPT năm 2023, chi tiết nguồn cân đối NSĐP (gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết, chi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP (nếu có), chi đầu tư từ nguồn bội chi NSĐP (nếu có)); dự toán chi các dự án sử dụng nguồn vốn ngoài nước (vốn vay, vốn viện trợ), trên cơ sở đó bố trí đủ vốn đối ứng thuộc trách nhiệm của địa phương.

    Đối với các dự án đầu tư dở dang, chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 trước đây đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí dự toán bổ sung có mục tiêu cho NSĐP tương ứng vào ngành, lĩnh vực từ năm 2021, địa phương đánh giá tình hình thực hiện năm 2022, lũy kế đến nay và xây dựng dự toán năm 2023 theo ngành, lĩnh vực tương ứng.

    Các địa phương xây dựng dự toán riêng cho các nhiệm vụ chi ĐTPT được phân cấp theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chi tiết nguồn NSTW, nguồn NSĐP (nếu có), theo từng lĩnh vực chi, kèm phụ lục tổng hợp từng nhiệm vụ được phân cấp, mức đầu tư được phê duyệt; nguồn NSTW, NSĐP; số đã bố trí và ước thực hiện đến 31 tháng 1 năm 2023 đối với từng nguồn; đề xuất dự toán năm 2023 đối với từng nguồn.

    + Bố trí kinh phí để thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ vay của NSĐP phải trả khi đến hạn; nhất là các khoản nợ gốc NSĐP đã vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam thuộc Chương trình tín dụng lãi suất 0%.

    + Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết:

    Các địa phương dự toán sát nguồn thu xổ số kiến thiết (bao gồm cả số thu được phân chia từ hoạt động xổ số điện toán) và tiếp tục sử dụng toàn bộ nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho ĐTPT, trong đó ưu tiên để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề (bao gồm cả đầu tư mua sắm thiết bị dạy học phục vụ chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông) và lĩnh vực y tế; phần còn lại ưu tiên chi thực hiện các công trình, dự án đầu tư phòng chống thiên tai, chống biến đổi khí hậu, nông thôn mới và các nhiệm vụ đầu tư quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP.

    + Đối với sử dụng tiền thu vé tham gia chơi casino:

    Các địa phương được cơ quan có thẩm quyền thí điểm cho phép người Việt Nam chơi tại điểm kinh doanh casino, sử dụng nguồn thu từ tiền vé tham gia chơi tại điểm kinh doanh casino để chi ĐTPT cho các mục tiêu phúc lợi xã hội, phục vụ cộng đồng, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, trong đó bố trí tối thiểu 60% cho các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề và y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 102/2017/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh casino.

    + NSĐP xác định lại số tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2023 dành để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

    + Đối với các địa phương được phép điều chỉnh, bổ sung tăng biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế theo quyết định của cấp có thẩm quyền, tiếp tục chủ động bố trí chi NSĐP để đảm bảo kinh phí chi trả cho số biên chế tăng thêm; đối với nhu cầu tiền lương tăng thêm do thực hiện cải cách tiền lương, tổng hợp vào nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương để xử lý theo quy định hiện hành.

    + Kinh phí thực hiện chuẩn nghèo đa chiều theo phê duyệt của cấp thẩm quyền và Nghị quyết của Chính phủ, chi tiết đối với từng loại chuẩn nghèo đa chiều, cụ thể số đối tượng, nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội năm 2023 theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; kinh phí thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa; kinh phí thực hiện chế độ chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành và có hiệu lực thi hành sau ngày 01 tháng 9 năm 2021.

    + Chi trả nợ lãi, phí và chi phí khác: Xây dựng dự toán thành một mục chi riêng trong chi cân đối NSĐP, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn; kèm theo thuyết minh mức chi trả chi tiết theo từng nguồn vốn vay (nếu có), gồm: nguồn vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại, tín dụng phát triển, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

    - Xây dựng dự toán số bội chi/bội thu, kế hoạch vay, trả nợ gốc và trả nợ lãi, phí của NSĐP theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.

    8