Việc phân loại đơn vị hành chính quy định như thế nào?
Nội dung chính
Việc phân loại đơn vị hành chính quy định như thế nào?
Căn cứu theo Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về việc phân loại đơn vị hành chính như sau:
(1) Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
- Xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
(2) Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
(3) Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
- Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
- Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
(4) Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Việc phân loại đơn vị hành chính quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hoàn thiện hồ sơ địa giới đơn vị hành chính thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BNV quy định về hoàn thiện hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cụ thể như sau:
(1) Căn cứ bản đồ địa giới đơn vị hành chính gốc thực địa đã được Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính liên quan ký xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hoàn thiện hồ sơ địa giới đơn vị hành chính theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về kỹ thuật xác định đường địa giới đơn vị hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính các cấp.
(2) Nhân bản và ký xác nhận hồ sơ địa giới đơn vị hành chính
Sau khi hồ sơ địa giới đơn vị hành chính các cấp được hoàn thiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nhân bản đủ số lượng theo quy định và ký xác nhận như sau:
- Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã gồm 05 bộ, Ủy ban nhân dân cấp xã ký và Ủy ban nhân dân cấp huyện ký xác nhận. Đối với bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký xác nhận; đối với bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký.
- Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện gồm 04 bộ, Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký xác nhận.
- Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 03 bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký.
Địa giới đơn vị hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Đất đai 2024 quy định về địa giới đơn vị hành chính cụ thể như sau:
(1) Địa giới đơn vị hành chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính thể hiện thông tin về việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.
(2) Bộ Nội vụ hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan xác định địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới có liên quan xác định địa giới đơn vị hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới đơn vị hành chính trong phạm vi địa phương.
(3) Phạm vi quản lý đất đai trên đất liền được xác định theo đường địa giới đơn vị hành chính của từng đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật.
(4) Trường hợp phạm vi quản lý đất đai cấp tỉnh chưa xác định được do chưa xác định được địa giới đơn vị hành chính thì Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương có liên quan lập hồ sơ trình Chính phủ.
(5) Trường hợp phạm vi quản lý đất đai cấp huyện, cấp xã chưa xác định được do chưa xác định được địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới có liên quan phối hợp giải quyết;
- Trong thời gian chưa có quyết định về xác định địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai đối với khu vực chưa thống nhất.
- Trường hợp không thống nhất được phương án giải quyết thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ trình Chính phủ.
(6) Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn việc giải quyết trường hợp chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính;
- Tổ chức giải quyết việc chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 49 Luật Đất đai 2024.