Việc kiểm soát chiếu xạ đối với công chúng được hiểu như thế nào và cần thực hiện những biện pháp gì?
Nội dung chính
Việc kiểm soát chiếu xạ đối với công chúng được hiểu như thế nào và cần thực hiện những biện pháp gì?
Theo quy định của pháp luật thì chiếu xạ là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác. Chiếu xạ sẽ xảy ra trong quá trình các tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc bức xạ (Các công việc chiếu xạ cụ thể được quy định tại Điều 18 Luật Năng lượng nguyên từ 2008).
Chiếu xạ là một tác nhân gây hại, có sức tàn phá cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác. Do đó, pháp luật bắt buộc các tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc bức xạ song song thực hiện việc kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra. Để hạn chế tối đa sự tác động của chiếu xạ đến con người, môi trường và các đối tượng khác.
Pháp luật quy định kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, kiểm soát chiếu xạ y tế và kiểm soát chiếu xạ công chúng
Trong đó, theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 21 Luật Năng lượng nguyên từ 2008 thì kiểm soát chiếu xạ công chúng là kiểm soát liều chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra đối với những người không thuộc các đối tượng là nhân viên bức xạ khi tiến hành công việc bức xạ và bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị.
Các cơ sở y tế phải thực hiện các yêu cầu sau để bảo đảm an toàn cho công chúng:
- Có biện pháp kiểm soát để chỉ cho phép nhân viên bức xạ y tế cần thiết và những người được chỉ định giúp đỡ người bệnh được ở trong phòng khám, điều trị người bệnh trong thời gian chiếu xạ.
- Có biện pháp ngăn chặn không để người không có phận sự đi vào khu vực phòng điều khiển thiết bị bức xạ, nơi có chất phóng xạ, phòng lưu người bệnh điều trị thuốc phóng xạ hoặc cấy nguồn phóng xạ.
- Chỉ cho phép người bệnh điều trị thuốc phóng xạ được xuất viện về nhà khi mức hoạt độ phóng xạ được đánh giá còn trong người người bệnh không vượt quá 400 MBq.
- Các khu vực xung quanh khu vực kiểm soát bao gồm các phòng làm việc, các lối đi lại, hành lang hoặc khu vệ sinh, khu vực có người qua lại khác được yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:
+ Kiểm soát mức bức xạ để bảo đảm không có sự thay đổi trong quá trình làm việc;
+ Sử dụng các dấu hiệu cảnh báo bức xạ (biển cảnh báo, đèn cảnh báo, tín hiệu cảnh báo) và các biện pháp hạn chế người đi vào các khu vực này.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.