08:59 - 16/10/2024

Việc đánh giá môi trường chiến lược trong lập quy hoạch được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Đánh giá môi trường chiến lược trong lập quy hoạch được quy định như thế nào? Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có cần phải được lập đồng thời với quá trình lập quy hoạch không?

Nội dung chính

    Đánh giá môi trường chiến lược trong lập quy hoạch được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 18 Luật Quy hoạch 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì đánh giá môi trường chiến lược trong lập quy hoạch được quy định như sau:

    1. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổ chức lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
    2. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phải được lập, thẩm định đồng thời với quá trình lập, thẩm định quy hoạch.
    3. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
    Liên quan đến đánh giá môi trường chiến lược trong lập quy hoạch, thì việc lấy ý kiến trong hoạt động lập quy hoạch tại Điều 18 Luật này cũng là một bước quan trọng, cụ thể như sau:
    1. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương liên quan và cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch, trừ quy hoạch ngành quốc gia thì do cơ quan tổ chức lập quy hoạch lấy ý kiến. Đối với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các địa phương liền kề.
    2. Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
    3. Việc lấy ý kiến cộng đồng về quy hoạch được thực hiện bằng hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch, niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, phát phiếu Điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
    4. Ý kiến đóng góp phải được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp.
    5. Chính phủ quy định chi tiết việc lấy ý kiến về từng loại quy hoạch.

    Trên đây là nội dung tư vấn về đánh giá môi trường chiến lược trong lập quy hoạch. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Quy hoạch 2017.

    16