Việc cấp trang phục Tòa án nhân dân và các chức danh tư pháp được thực hiện như thế nào?

Việc cấp trang phục Tòa án nhân dân và các chức danh tư pháp được quy định như thế nào? Có phải Tòa án nhân dân tối cao cấp trang phục cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án không?

Nội dung chính

    Việc cấp trang phục Tòa án nhân dân và các chức danh tư pháp được quy định như thế nào?

    Ngày 23/11/2017, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017 về Quy chế cấp phát, sử dụng và quản lý trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân.

    Theo đó, việc cấp trang phục Tòa án nhân dân và các chức danh tư pháp là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017. Cụ thể như sau:

    Việc cấp trang phục được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 1214/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ, Quốc hội về trang phục của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm và Nghị quyết số 221/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, cụ thể:

    - Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc cấp trang phục cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức, viên chức, người lao động, tại Tòa án nhân dân tối cao;

    - Tòa án quân sự Trung ương thực hiện việc cấp trang phục nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, cán bộ, nhân viên tại các Tòa án quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng;

    - Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện việc cấp trang phục cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức, người lao động tại Tòa án nhân dân cấp cao;

    - Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp trang phục cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức, người lao động tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh.

    11