Việc bảo quản tài liệu nguyên thủy trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Việc bảo quản tài liệu nguyên thủy trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được quy định như thế nào?
Việc bảo quản tài liệu nguyên thủy trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản được quy định tại Điều 5 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về thu thập, thành lập tài liệu nguyên thủy trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành với nội dung như sau:
- Tài liệu nguyên thủy (trừ mẫu nước, mẫu khí) phải được bảo quản trong suốt quá trình thi công đề án.
- Sau khi báo cáo hoàn thành được cấp thẩm quyền phê duyệt, tài liệu nguyên thủy được nộp Lưu trữ Địa chất 01 (một) bộ ở dạng tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định tại Thông tư số 12/2013/TT-BTNMTngày 05 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc giao nộp, thu nhận, lưu giữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu về địa chất, khoáng sản.
- Bảo quản mẫu vật địa chất sau khi báo cáo được cấp thẩm quyền phê duyệt
+ Mẫu lõi khoan: kiểm tra lại ảnh chụp đảm bảo đầy đủ và sắp xếp theo từng lỗ khoan, lựa chọn mẫu nộp Bảo tàng Địa chất, rút gọn theo quy định.
+ Mẫu cục quan sát, mẫu quặng: sắp xếp, chụp ảnh theo mặt cắt. Những mẫu có cấu tạo đặc trưng, mẫu cổ sinh, mẫu quặng được chụp ảnh riêng kèm theo kết quả phân tích;
+ Toàn bộ ảnh chụp được sắp xếp thành các thư mục và đưa vào thư mục ảnh theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 16 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT;
+ Các loại mẫu sau khi nộp Bảo tàng Địa chất được rút gọn, lưu trữ cùng với các tài liệu nguyên thủy khác theo quy định.
Trên đây là nội dung trả lời về việc bảo quản tài liệu nguyên thủy trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 43/2016/TT-BTNMT.