Vay ngang hàng P2P là gì? Từ 1 7 thí điểm cho vay ngang hàng trong 2 năm đúng không?

Vay ngang hàng P2P là gì? Từ 01/7 thí điểm cho vay ngang hàng trong 2 năm đúng không? Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở?

Nội dung chính

Vay ngang hàng P2P là gì?

Vay ngang hàng P2P là gì? Vay ngang hàng (P2P Lending - Peer-to-Peer Lending) là một hình thức vay và đầu tư tiền sáng tạo mà không cần sự tham gia của các tổ chức tài chính truyền thống. Hình thức vay thông qua một nhóm các nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức cung cấp khoản vay (có bảo đảm hoặc không có bảo đảm) cho người vay tiêu dùng hoặc doanh nghiệp, dựa trên nền tảng công nghệ.

Nền tảng dịch vụ cho vay ngang hàng P2P hoạt động như một thị trường kết nối người đi vay và (các) nhà đầu tư, sao cho rủi ro tổn thất tài chính nếu khoản vay không được hoàn trả sẽ thuộc về nhà đầu tư, chứ không phải với nền tảng.

Tùy thuộc vào khu vực pháp lý, mô hình này có thể được gọi là Gọi vốn cộng đồng dựa trên khoản vay (Loan-based Crowdfunding), Cho vay trên thị trường (Marketplace Lending), hoặc Cho vay cộng đồng (Crowdlending).

Đặc điểm chính của dịch vụ cho vay ngang hàng P2P như sau:

- Vay trực tiếp: Người vay và người cho vay giao dịch trực tiếp mà không cần qua ngân hàng hoặc tổ chức tài chính trung gian.

- Lãi suất linh hoạt: Lãi suất cho vay thường do cung cầu trên nền tảng quyết định, có thể linh hoạt hơn so với lãi suất ngân hàng.

- Rủi ro: Người cho vay phải tự chịu rủi ro về việc người vay có thể không trả được nợ. Nền tảng P2P thường không đảm bảo rủi ro này, dù có thể có các biện pháp hỗ trợ như phân loại mức độ tín dụng của người vay.

- Đối tượng vay và cho vay đa dạng.

Vay ngang hàng P2P là gì? Từ 01/7 thí điểm cho vay ngang hàng trong 2 năm đúng không?

Vay ngang hàng P2P là gì? Từ 01/7 thí điểm cho vay ngang hàng trong 2 năm đúng không? (Hình từ Internet)

Từ 01/7 thí điểm cho vay ngang hàng trong 2 năm đúng không?

Ngày 29/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), các giải pháp công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Từ đó, loại hình vay ngang hàng P2P sẽ được chính phủ cho phép thử nghiệm.

(1) Các giải pháp công nghệ tài chính (viết tắt là giải pháp Fintech) được tham gia thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm bao gồm:

- Chấm điểm tín dụng;

- Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)

- Cho vay ngang hàng P2P

(2) Đối tượng áp dụng gồm:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng theo quy định.

- Các công ty công nghệ tài chính.

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khách hàng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến Cơ chế thử nghiệm.

(3) Hoạt động thử nghiệm vay ngang hàng P2P Lending sẽ được cấp phép trong 2 năm, nhưng không áp dụng với các nhà băng ngoại. Các tổ chức tín dụng, công ty công nghệ tài chính được tham gia xét duyệt cơ chế thử nghiệm, song không đồng nghĩa việc họ sẽ đáp ứng các điều kiện kinh doanh và đầu tư khi pháp luật có quy định. Kết quả thử nghiệm vay ngang hàng là căn cứ để các cơ quan quản lý nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý liên quan.

Mục tiêu của cơ chế thử nghiệm các dịch vụ giải pháp Fintech lần này nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng và giúp người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả với chi phí thấp.

Từ 1 7 thí điểm cho vay ngang hàng trong 2 năm đúng không? Như vậy, từ 1 7 thí điểm cho vay ngang hàng trong 2 năm áp dụng đối với những đối tượng được quy định ở trên và tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật. Lưu ý: Công ty cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng chỉ được cung cấp giải pháp thử nghiệm khi được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở mới nhất?

Căn cứ Điều 110 Luật Nhà ở 2023 quy định về chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở cụ thể:

Điều 110. Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở
1. Nhà nước hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 76 của Luật này tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công về nhà ở.
2. Chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách nhà nước;
b) Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội;
c) Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực có nhà ở tại khu vực nông thôn;
d) Hỗ trợ tặng cho nhà ở đối với đối tượng mà với mức hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b khoản này vẫn không có khả năng tài chính để cải thiện nhà ở.
3. Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 76 của Luật này tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
4. Điều kiện để được hỗ trợ vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định cho đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này bao gồm:
a) Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;
b) Có đăng ký thường trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có đất ở, nhà ở cần xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa.

Như vậy, Nhà nước còn có các chính sách hỗ trợ vay mua nhà lãi suất thấp đang được triển khai nhằm hỗ trợ về nhà ở cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tự xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa nhà ở. Các hình thức hỗ trợ bao gồm: cấp một phần vốn từ ngân sách, hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, cải thiện hạ tầng khu vực nông thôn, và tặng nhà ở đối với những trường hợp đặc biệt khó khăn. Người được hỗ trợ cần có đất ở hợp pháp, chưa có nhà hoặc nhà ở đã hư hỏng, dột nát, đồng thời phải có đăng ký thường trú tại địa phương nơi cần xây hoặc sửa nhà.

(Trên đây là Vay ngang hàng P2P là gì? Từ 1 7 thí điểm cho vay ngang hàng trong 2 năm đúng không?)

Chuyên viên pháp lý Cao Thanh An
saved-content
unsaved-content
283