Tỷ lệ bản đồ điều tra thực địa là bao nhiêu theo quy định? Đo đạc lập bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

Tỷ lệ bản đồ điều tra thực địa là bao nhiêu? Đo đạc lập bản đồ địa chính được quy định như thế nào? Nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai là gì?

Nội dung chính

    Tỷ lệ bản đồ điều tra thực địa là bao nhiêu?

    Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định như sau:

    Quy định về bản đồ điều tra thực địa điều tra, đánh giá đất đai
    1. Quy định về bản đồ điều tra thực địa
    a) Bản đồ điều tra thực địa đối với điều tra, đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất cả nước, cấp vùng được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh cùng kỳ;
    b) Bản đồ điều tra thực địa đối với điều tra, đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất cấp tỉnh được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện cùng kỳ;
    c) Bản đồ điều tra thực địa đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh được lập cho từng khu vực đất bị ô nhiễm tùy thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã cùng kỳ tỷ lệ từ 1:2.000 đến 1:5.000 hoặc cấp huyện cùng kỳ tỷ lệ 1:10.000 đến 1:25.000 đối với khu vực điều tra, đánh giá ô nhiễm đất nằm trên địa bàn 02 xã trở lên.

    Như vậy, bản đồ điều tra thực địa đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh được lập cho từng khu vực đất bị ô nhiễm tùy thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã cùng kỳ tỷ lệ từ 1:2.000 đến 1:5.000 hoặc cấp huyện cùng kỳ tỷ lệ 1:10.000 đến 1:25.000 đối với khu vực điều tra, đánh giá ô nhiễm đất nằm trên địa bàn 02 xã trở lên.

    Tỷ lệ bản đồ điều tra thực địa là bao nhiêu theo quy định? (Hình từ Internet)

    Đo đạc lập bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 50 Luật Đất đai 2024 quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính như sau:

    Đo đạc lập bản đồ địa chính
    1. Bản đồ địa chính là cơ sở để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Việc đo đạc lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính cấp xã; nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã thì được lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.
    2. Bản đồ địa chính phải được chỉnh lý khi có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính và đồng thời được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
    3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý, quản lý bản đồ địa chính ở địa phương và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Theo đó, bản đồ địa chính đóng vai trò nền tảng trong công tác quản lý đất đai. Đây là tài liệu thể hiện chi tiết từng thửa đất, bao gồm các thông tin về vị trí, kích thước, diện tích và hình dạng của thửa đất. Đơn vị hành chính cấp xã là cấp quản lý cơ sở, nơi đo đạc và lập bản đồ địa chính chi tiết cho từng thửa đất. Điều này đảm bảo việc quản lý đất đai được thực hiện cụ thể, trực tiếp tại cơ sở. Trong những khu vực không có đơn vị hành chính cấp xã, công việc đo đạc lập bản đồ địa chính sẽ được thực hiện theo đơn vị hành chính cấp huyện.

    Chỉnh lý bản đồ địa chính là việc cập nhật các thay đổi liên quan đến thửa đất. Những thay đổi này có thể bao gồm:

    - Thay đổi về hình dạng.

    - Thay đổi về diện tích .

    - Thay đổi về các yếu tố liên quan khác như quyền sử dụng đất, loại đất, và các thông tin pháp lý khác.

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến đo đạc, lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính tại địa phương.

    Nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai là gì?

    Theo Điều 51 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
    1. Bảo đảm kịp thời, khách quan, phản ánh đúng thực trạng tài nguyên đất.
    2. Thực hiện trên phạm vi cả nước, các vùng kinh tế - xã hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh và bảo đảm liên tục, kế thừa.
    3. Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá đất đai; khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng với Nhà nước thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.
    4. Cung cấp kịp thời thông tin, số liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.

    Như vậy, nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai như sau:

    - Bảo đảm kịp thời, khách quan, phản ánh đúng thực trạng tài nguyên đất.

    - Thực hiện trên phạm vi cả nước, các vùng kinh tế - xã hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh và bảo đảm liên tục, kế thừa.

    - Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá đất đai; khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng với Nhà nước thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

    - Cung cấp kịp thời thông tin, số liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.

    9