Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Có được dùng nhà chung cư làm địa điểm kinh doanh không? Mẫu hợp đồng thuê chung cư mới nhất hiện nay.

Nội dung chính

    Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhà chung cư như sau:

    Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư
    1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình;
    b) Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc;
    c) Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc;
    d) Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
    đ) Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định;
    e) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
    2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức;
    b) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư;
    c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng;
    d) Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp.

    Theo quy định, khi tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh có thể sẽ bị phạt:

    - Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở đối với nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở hoặc hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định

    - Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư

    Như vậy, tùy theo tính chất và giai đoạn vi phạm mà người vi phạm sẽ phải chịu các mức phạt khác nhau khi tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh

    Lưu ý: Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt nêu trên là áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm. Trường hợp chủ hộ (hoặc người thuê rồi kinh doanh cho thuê lại) là cá nhân thì mức xử phạt tối đa băng ½ mức phạt đối với tổ chức.

    Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

    Có được dùng nhà chung cư làm địa điểm kinh doanh không?

    Căn cứ theo quy định về khoản 3 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 về khái niệm nhà chung cư như sau:

    Giải thích từ ngữ
    3. Nhà chung cư là nhà ở có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.

    Theo đó, nhà chung cư được xây dựng với 2 mục đích là dùng để ở hoặc mục đích sử dụng hỗn hợp.

    Nhà chung cư dùng để ở: Đây là loại nhà chung cư mà các căn hộ trong tòa nhà chủ yếu được xây dựng và sử dụng cho mục đích sinh hoạt của các hộ gia đình hoặc cá nhân. Các căn hộ này sẽ được thiết kế với đầy đủ các tiện nghi để phục vụ nhu cầu sống, như phòng khách, phòng ngủ, bếp, vệ sinh,...

    Nhà chung cư sử dụng hỗn hợp: Đây là loại nhà chung cư mà ngoài các căn hộ để ở, còn có các không gian dành cho kinh doanh, thương mại hoặc dịch vụ. Những không gian này có thể bao gồm các cửa hàng, văn phòng, nhà hàng, quán cà phê, phòng tập gym, hoặc các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của cư dân và cộng đồng xung quanh.

    Như vậy, người dân hoàn toàn có quyền sử dụng nhà chung cư để làm địa điểm kinh doanh nhưng phải sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt khi chủ đầu tư (loại chung cư được xây dựng để sử dụng cho mục đích hỗn hợp).

    Mẫu hợp đồng thuê chung cư mới nhất hiện nay

    Hiện nay, khái niệm về hợp đồng thuê chung cư chưa được quy định trong pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng thuê tài sản như sau:

    Hợp đồng thuê tài sản
    Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
    Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Từ quy định về khái niệm hợp đồng thuê tài sản, ta có thể hiểu hợp đồng thuê chung cư là một thỏa thuận pháp lý giữa các bên gồm chủ sở hữu chung cư (bên cho thuê) và người thuê (bên thuê), trong đó bên cho thuê đồng ý cho bên thuê sử dụng căn hộ trong một thời gian nhất định và bên thuê đồng ý trả tiền thuê theo các điều khoản đã thỏa thuận.

    Dưới đây là mẫu hợp đồng thuê chung cư mới nhất hiện nay:

    Mẫu hợp đồng thuê chung cư mới nhất hiện nay.Tải về mẫu hợp đồng thuê chung cư được áp dụng từ năm 2024 tại đây.

    21