Hướng tấn công chủ yếu nào được Bộ Chính trị chọn trong năm 1975?

Hướng tấn công chủ yếu nào được Bộ Chính trị chọn trong năm 1975? Hướng tấn công chủ yếu của ta trong năm 1975 là gì?

Nội dung chính

    Hướng tấn công chủ yếu nào được Bộ Chính trị chọn trong năm 1975? Hướng tấn công chủ yếu của ta trong năm 1975 là gì?

    Cuối năm 1974, Bộ Chính trị đã họp và hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, nếu thời cơ đến sớm, giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975. Vậy Hướng tấn công chủ yếu nào được Bộ Chính trị chọn trong năm 1975?

    Theo đó, hướng tấn công chủ yếu được Bộ Chính trị chọn trong năm 1975 là Tây Nguyên, với mục tiêu chính là thị xã Buôn Ma Thuột - Tây Nguyên được chọn làm hướng mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

    Đây là quyết tâm chiến lược cuối cùng giải phóng hoàn toàn miền Nam của tập thể Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, là kết quả của sự chuẩn bị chiến lược hết sức chủ động, dũng cảm, sáng tạo, công phu kiên trì, bền bỉ trên tất cả các mặt trong thời gian dài.

    Tại sao ta chọn Tây Nguyên làm chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 (Chiến dịch Tây Nguyên 1975)?

    Tây Nguyên được chọn làm hướng tấn công chủ yếu được Bộ Chính trị chọn trong năm 1975 vì là nơi yếu nhất của địch. Trong thế bố trí đội hình của địch trước và sau Hiệp định Pari (1973), “mạnh hai đầu”.

    Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, nhưng điểm yếu cốt tử là nhiều núi cao hiểm trở, hệ thống giao thông kém phát triển, địch cơ động lực lượng chủ yếu dựa vào một số trục đường chính (14, 19, 21, 7...).

    Địa bàn Tây Nguyên (quân khu 2) rất hiểm yếu, giữ vị trí chiến lược rất quan trọng, nằm giữa quân khu 1 và quân khu 3 địch.

    Lựa chọn hướng mở đầu vào Tây Nguyên rất thuận lợi cho ta triển khai thế tiến công chiến lược. Hướng Tây Nguyên chủ yếu là rừng già kín đáo, thuận lợi cho đánh tiêu diệt lớn sinh lực địch, ta dễ triển khai binh khí kỹ thuật cho tác chiến hiệp đồng binh chủng hợp thành.

    Tây Nguyên là câu trả lời cho câu hỏi Hướng tấn công chủ yếu nào được Bộ Chính trị chọn trong năm 1975?

    Hướng tấn công chủ yếu nào được Bộ Chính trị chọn trong năm 1975?

    Hướng tấn công chủ yếu nào được Bộ Chính trị chọn trong năm 1975? (Ảnh từ Internet)

    Đặc điểm môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông là gì?

    Căn cứ Mục I Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT thì đặc điểm của môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông là:

    Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, gồm 2 phần: phần bắt buộc đối với tất cả học sinh và phần lựa chọn cho học sinh chọn môn Lịch sử theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.

    Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.

    Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

    Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.

    Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hóa dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hóa, thông tin truyền thông,...

    Chương trình môn Lịch sử hệ thống hóa, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.

    246