Trường hợp nào thu thập thông tin người tiêu dùng trên website thương mại điện tử mà không cần sự đồng ý của họ?
Nội dung chính
Trường hợp nào thu thập thông tin người tiêu dùng trên website thương mại điện tử mà không cần sự đồng ý của họ?
Tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 70 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định xin phép người tiêu dùng khi tiến hành thu thập thông tin như sau:
- Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thương nhân, tổ chức thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng trên website thương mại điện tử (gọi tắt là đơn vị thu thập thông tin) phải được sự đồng ý trước của người tiêu dùng có thông tin đó (gọi tắt là chủ thể thông tin).
- Đơn vị thu thập thông tin phải thiết lập cơ chế để chủ thể thông tin bày tỏ sự đồng ý một cách rõ ràng, thông qua các chức năng trực tuyến trên website, thư điện tử, tin nhắn, hoặc những phương thức khác theo thỏa thuận giữa hai bên.
- Đơn vị thu thập thông tin phải có cơ chế riêng để chủ thể thông tin được lựa chọn việc cho phép hoặc không cho phép sử dụng thông tin cá nhân của họ trong những trường hợp sau:
+ Chia sẻ, tiết lộ, chuyển giao thông tin cho một bên thứ ba;
+ Sử dụng thông tin cá nhân để gửi quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và các thông tin có tính thương mại khác.
Tại Khoản 4 Điều 70 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định đơn vị thu thập thông tin không cần được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin trong các trường hợp sau:
- Thu thập thông tin cá nhân đã công bố công khai trên các website thương mại điện tử;
- Thu thập thông tin cá nhân để ký kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ;
- Thu thập thông tin cá nhân để tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng.
Trên đây là quy định về trường hợp thu thập thông tin của người tiêu dùng trên website thương mại điện tử mà không cần sự đồng ý của người tiêu dùng.