Trường hợp nào sẽ tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia, và hàng dôi dư được xử lý ra sao?
Nội dung chính
Trường hợp nào sẽ tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia, và hàng dôi dư được xử lý ra sao?
Hàng dự trữ quốc gia bị tiêu hủy trong trường hợp nào
Tại Điều 16 Nghị định 94/2013/NĐ-CP có quy định về trường hợp tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia như sau:
1. Hàng dự trữ quốc gia quá niên hạn sử dụng bị giảm phẩm chất không còn sử dụng được và không được phép lưu hành trên thị trường phải tiêu hủy.
2. Hàng dự trữ quốc gia tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật.
3. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia.
4. Kinh phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hàng dự trữ quốc gia sẽ bị tiêu hủy khi quá niên hạn sử dụng bị giảm phẩm chất không còn sử dụng được và không được phép lưu hành trên thị trường.
Hàng dự trữ quốc gia bị dôi dư thì phải xử lý như thế nào
Tại Điều 18 Nghị định 94/2013/NĐ-CP có quy định xử lý hàng dự trữ quốc gia dôi thừa như sau:
1. Hàng dự trữ quốc gia có số lượng kiểm kê thực tế lớn hơn so với sổ kế toán phải được nhập tăng số lượng hàng dự trữ quốc gia.
2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia quyết định nhập tăng số lượng hàng dự trữ quốc gia và báo cáo cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
Như vậy, trong trường hợp hàng dự trữ quốc gia bị dôi dư thì sẽ được xử lý theo quy định trên.