Trong hoạt động công tác xã hội việc tuân thủ kỷ luật nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?

Tôi hoạt động trong nhóm bát cháo tình thương. Tôi có thắc mắc. Trong hoạt động công tác xã hội việc tuân thủ kỷ luật nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Trong hoạt động công tác xã hội việc tuân thủ kỷ luật nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?

    Tuân thủ kỷ luật nghề nghiệp trong hoạt động công tác xã hội được pháp luật quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm công tác xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

    1. Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội trong phạm vi nhiệm vụ được giao và không được từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp của đối tượng.
    2. Bảo mật thông tin liên quan đến đối tượng. Trường hợp chia sẻ thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc có ý kiến đồng ý của đối tượng và người quản lý chuyên môn.
    3. Tôn trọng quyền được xem hồ sơ của đối tượng. Trường hợp từ chối, phải lập biên bản nêu rõ lý do cho đối tượng.
    4. Tôn trọng, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ đồng nghiệp trong mối quan hệ công việc và xã hội.
    5. Sẵn sàng hợp tác với các đối tác, chuyên gia trong lĩnh vực công tác xã hội và lĩnh vực khác có liên quan.
    6. Sử dụng ngôn ngữ, văn phong chính xác, chuẩn mực trong các hoạt động truyền thông, giao tiếp với đồng nghiệp và đối tượng.
    7. Chỉ dừng cung cấp dịch vụ công tác xã hội khi đối tượng không còn nhu cầu. Trong trường hợp bất khả kháng, phải có giải pháp phù hợp để bảo đảm dịch vụ công tác xã hội được cung cấp liên tục, không ảnh hưởng đến lợi ích của đối tượng.
    8. Thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng và nhận thức về chuyên môn công tác xã hội, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn nghề nghiệp công tác xã hội theo quy định của pháp luật.
    9. Có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ công tác xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo để phục vụ cho công việc.
    10. Có trách nhiệm và khả năng hợp tác làm việc trong các nhóm liên ngành. Đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình để nhóm liên ngành hoạt động có hiệu quả.
    11. Có khả năng tham vấn ý kiến đồng nghiệp và đối tượng để nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
    12. Có khả năng tạo lập mối quan hệ trong xã hội, uy tín, liên kết và giới thiệu những chuyên gia giỏi, tổ chức có uy tín đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tượng.
    13. Luôn yêu nghề và bảo vệ uy tín nghề nghiệp.

    Trên đây là nội dung về tuân thủ kỷ luật nghề nghiệp trong hoạt động công tác xã hội được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 01/2017/TT-BLĐTBXH.

    8