Trợ cấp mai táng đối với quân nhân được quy định như thế nào?

Trợ cấp mai táng đối với quân nhân được thực hiện như thế nàoVăn bản nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Trợ cấp mai táng đối với quân nhân được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 20 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 33/2016/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương đối với quân nhân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Công an - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành thì: 

    1. Trợ cấp mai táng được thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội và các Khoản 2 và 3 Điều 13 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.

    Ví dụ 57: Đồng chí Binh nhất Nguyễn Đình Hải, nhập ngũ tháng 02 năm 2016, bị chết do tai nạn rủi do ngày 05 tháng 11 năm 2016, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đồng chí Hải là 10 tháng.

    Trường hợp đồng chí Hải chết do tai nạn rủi ro, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 10 tháng (chưa đủ 12 tháng) nên người lo mai táng cho đồng chí Hải không được nhận trợ cấp mai táng.

    Ví dụ 58: Đồng chí Hoàng Thế Thảo đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết do bệnh tật. Đồng chí Thảo có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 4 năm 2 tháng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 10 tháng.

    Trường hợp đồng chí Thảo có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc là 60 tháng nên người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đồng chí Thảo chết.

    2. Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 12 tháng, hoặc người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện dưới 60 tháng thì khi chết, người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng quy định tại Khoản 1 Điều này.

    Ví dụ 59: Đồng chí Nguyễn Văn An có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 02 năm 2015; tháng 3 năm 2015 tuyển dụng vào làm việc trong ngành Cơ yếu, ngày 14 tháng 5 năm 2015 đồng chí An bị tai nạn lao động, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 31%, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng từ tháng 7 năm 2015, ngày 15 tháng 01 năm 2016 đồng chí An chết do tai nạn rủi ro.

    Như vậy, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đồng chí An chưa đủ 12 tháng, tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 60 tháng; tuy nhiên, đồng chí An đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng cho nên thân nhân đồng chí An được hưởng trợ cấp mai táng.

    3. Người lao động quy định tại Điểm a, b và d Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP nếu bị mất tin, mất tích và được Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm Tòa án tuyên bố là đã chết.

    Trên đây là nội dung tư vấn về trợ cấp mai táng đối với quân nhân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH.

    Trân trọng!    

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    293
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ