Trình tự, thủ tục phối hợp giữa các cơ quan thực hiện thanh tra lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Trình tự, thủ tục phối hợp giữa các cơ quan thực hiện thanh tra lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 20/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động vào ban đêm, ngoài giờ hành chính do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, có hiệu lực từ 01/01/2019, có quy định về trình tự, thủ tục phối hợp giữa các cơ quan như sau:
- Trong thời gian tối đa 04 giờ kể từ khi có cơ sở cho rằng thông tin, tài liệu có liên quan tới các vụ xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc xảy ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra vụ việc thông báo bằng một trong các hình thức email, điện thoại, fax đến đơn vị làm đầu mối tại các cơ quan chức năng có liên quan, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu cần thiết) để xác nhận việc tham gia đoàn thanh tra.
- Trong thời gian tối đa 04 giờ kể từ khi thông báo cho các các cơ quan chức năng có liên quan, cơ quan công an và chính quyền địa phương có liên quan biết có hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động xảy ra trên địa bàn và đề nghị cử người tham gia đoàn thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra vụ việc ban hành Quyết định thanh tra.
- Trong thời gian tối đa 12 giờ kể từ khi ký Quyết định thanh tra đột xuất, Trưởng đoàn thanh tra phải công bố Quyết định thanh tra, đồng thời triển khai thanh tra tại nơi xảy ra vi phạm.
- Thực hiện hoặc kiến nghị thực hiện các biện pháp xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.