Trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở xã hội do cá nhân đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?

Cho thuê nhà ở xã hội do cá nhân đầu tư xây dựng được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào? Việc cho thuê nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Việc cho thuê nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 89 Luật Nhà ở 2023 quy định về việc cho thuê nhà ở xã hội như sau:

    Bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội

    ...

    3. Việc cho thuê nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Việc cho thuê nhà ở xã hội có sẵn chỉ được thực hiện khi bảo đảm quy định tại khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 88 của Luật này;
    b) Việc cho thuê nhà ở xã hội phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 163 của Luật này;
    c) Không được ký hợp đồng thuê nhà ở xã hội hình thành trong tương lai. Trường hợp nhà ở có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 88 của Luật này thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ được ký hợp đồng đặt cọc và thu tiền đặt cọc thuê nhà ở tối đa bằng 12 tháng tiền thuê nhà tạm tính; việc ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà ở phải bảo đảm đúng đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở xã hội quy định tại Luật này; sau khi nhà ở có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 88 của Luật này thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được ký hợp đồng thuê nhà ở với người thuê.

    Theo đó, việc cho thuê nhà ở xã hội được thực hiện như sau:

    (1) Việc cho thuê nhà ở xã hội có sẵn chỉ được thực hiện khi bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 như sau:

    - Việc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội có sẵn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

    + Khu vực nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng, hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt; nếu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có thế chấp nhà ở thì phải giải chấp trước khi bán, cho thuê mua nhà ở này, trừ trường hợp được người mua, thuê mua và bên nhận thế chấp đồng ý không phải giải chấp

    + Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua, cho thuê, trừ nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công

    + Nhà ở có đủ điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 160 Luật Nhà ở 2023.

    - Đối với nhà ở xã hội do cá nhân tự đầu tư xây dựng để cho thuê chỉ phải thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Nhà ở 2023.

    (2) Việc cho thuê nhà ở xã hội phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023

    (3) Không được ký hợp đồng thuê nhà ở xã hội hình thành trong tương lai. 

    Trường hợp nhà ở có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội: 

    - Chỉ được ký hợp đồng đặt cọc và thu tiền đặt cọc thuê nhà ở tối đa bằng 12 tháng tiền thuê nhà tạm tính; 

    - Việc ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà ở phải bảo đảm đúng đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở xã hội quy định tại Luật Nhà ở 2023 sau khi nhà ở có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được ký hợp đồng thuê nhà ở với người thuê.

    Trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở xã hội do cá nhân đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?

    Trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở xã hội do cá nhân đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ quy định tại Điều 43 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở xã hội do cá nhân đầu tư xây dựng, như sau:

    Bước 1: Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng nhà ở

    Cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng nhà ở (báo cáo bằng văn bản) về địa điểm xây dựng; tiến độ thực hiện; quy mô, số lượng căn hộ, trong đó bao gồm: 

    - Số căn hộ để cho thuê; 

    - Thời gian bắt đầu cho thuê, để Ủy ban nhân dân cấp xã công bố công khai thông tin tại trụ sở của xã, phường để chính quyền địa phương và người dân biết để thực hiện theo dõi, giám sát.

    Bước 2: Người thuê đăng ký thuê nhà theo thông tin công bố

    Trên cơ sở các thông tin về nhà ở xã hội trên địa bàn đã được công bố theo quy định; người có nhu cầu đăng ký thuê nhà ở xã hội nộp giấy xác nhận đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an cho cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

    Bước 3: Ký hợp đồng thuê nhà 

    Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ đăng ký của các đối tượng có nhu cầu, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội ký Hợp đồng thuê nhà ở với người thuê nhà. Đồng thời có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân cấp xã Danh sách đối tượng thuê nhà ở xã hội để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm).

    Cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở để đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thuê có được bán nhà ở đó?

    Căn cư tại khoản 5 Điều 26 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về trường hợp này như sau:

    Ưu đãi cá nhân vay vốn để tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở để cho thuê
    5. Cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở để đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thuê theo quy định tại khoản 4 Điều 85 của Luật Nhà ở thì được vay vốn ưu đãi đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này và phải lập dự án đầu tư. Không được kinh doanh sản phẩm nhà ở xã hội dưới hình thức mua bán. Trong quá trình triển khai, phải báo cáo về cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo định kỳ 03 tháng.

    Theo đó, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở để đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thuê không được kinh doanh nhà ở này dưới hình thức mua bán. 

    11