Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Trình tự đánh giá xếp loại viên chức năm 2024 như thế nào? Ai là người có thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng viên chức?

Trình tự đánh giá xếp loại viên chức năm 2024 được thực hiện ra sao? Ai có thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng viên chức?

Nội dung chính

    Trình tự đánh giá xếp loại viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu năm 2024?

    Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức:

    Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
    1. Đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu:
    a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
    Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
    b) Nhận xét, đánh giá viên chức
    Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị.
    Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
    ...

    Như vậy, thủ tục đánh giá xếp loại viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cuối năm học 2024 được thực hiện như sau:

    Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng

    Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao

    Bước 2: Nhận xét, đánh giá viên chức

    - Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.

    - Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị.

    - Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.

    - Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

    Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác.

    Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

    - Bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.

    - Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức.

    Bước 5: Thông báo quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

    - Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng;

    - Quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.

    Trình tự đánh giá xếp loại viên chức năm 2024 như thế nào? Ai là người có thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng viên chức? (Hình từ Internet)

    Trình tự đánh giá xếp loại viên chức không giữ chức vụ quản lý năm 2024?

    Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức không giữ chức vụ quản lý như sau:

    Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng

    Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao

    Bước 2: Nhận xét, đánh giá viên chức

    - Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.

    - Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.

    - Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

    Bước 3: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

    - Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.

    - Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức;

    - Quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiêu áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.

    Ai có thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng viên chức?

    Căn cứ khoản 3 Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức:

    Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
    ...
    3. Đối với viên chức
    Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.

    Như vậy, đối tượng có thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng viên chức sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức 2010, bao gồm:

    - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

    - Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá.

    - Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.

    11