Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa qua hòa giải thì Tòa án có thụ lý không?

Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa qua hòa giải thì Tòa án có thụ lý không?


Nội dung chính

    Phải thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ quan nào trước khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp?

    Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024 về hòa giải trong tranh chấp đất đai:

    Hòa giải tranh chấp đất đai
    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.
    2. Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như sau:
    ...

    Theo đó, trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

    Như vậy, phải thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp trước khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

    Khởi kiện tranh chấp đất đai xác định ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa qua hòa giải thì có bị tòa án trả lại đơn khởi kiện không? (Hình từ Internet)

    Khởi kiện tranh chấp đất đai xác định ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa qua hòa giải thì có bị tòa án trả lại đơn khởi kiện không?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật như sau:

    Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
    ...
    2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
    Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
    ...

    Đồng thời, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tốtụng dân sự năm 2015 quy định về trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện như sau:

    Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện
    1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
    ...
    b) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.
    Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
    ...

    Theo quy định trên, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện và sẽ bị trả lại đơn khởi kiện.

    Như vậy, khởi kiện tranh chấp đất đai xác định ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất tranh chấp thì sẽ bị Thầm phán trả lại đơn khởi kiện.

    Khi trả lại đơn khởi kiện thì Toà án có trách nhiệm thông báo về việc trả lại đơn khởi kiện cho Viện kiểm sát không?

    Theo khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

    Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện
    ...
    2. Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
    ...

    Theo đó, khi trả lại đơn khởi kiện à tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện,Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    Theo đó, khi trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    Như vậy, Tòa án có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát về lý do trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

    22