Tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo tại tỉnh Nghệ An được chi trả, lập và quyết toán kinh phí theo các nguyên tắc nào?

Nguyên tắc chi trả, lập và quyết toán kinh phí trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết 24/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Nghệ An.

Nội dung chính

    Tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo tại tỉnh Nghệ An được chi trả, lập và quyết toán kinh phí theo các nguyên tắc nào?

    Căn cứ Điều 6 Nghị quyết 24/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Nghệ An, Nguyên tắc chi trả, lập và quyết toán kinh phí trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại tỉnh Nghệ An như sau:

    - Việc hỗ trợ kinh phí chỉ thực hiện một lần đối với một Đoàn liên ngành và theo thời gian thực tế làm việc nhưng không được vượt quá thời gian ghi trong quyết định thành lập Đoàn liên ngành và Quyết định gia hạn (nếu có) của cấp có thẩm quyền.

    - Các khoản chi liên quan đến hoạt động của Đoàn liên ngành, như: phụ cấp lưu trú, tiền nghỉ, đi lại của các thành viên Đoàn liên ngành, chi phí giám định,... không thanh toán từ kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết này mà thanh toán theo quy định hiện hành.

    - Lập dự toán, quyết toán kinh phí: Căn cứ vào văn bản giao việc của cấp trên, quyết định thành lập Đoàn liên ngành, cơ quan có cán bộ được cử là Trưởng Đoàn liên ngành căn cứ vào tình hình thực tế của Đoàn để đề xuất mức chi phù hợp, đảm bảo mức chi tối đa không quá mức chi được xây dựng, lập dự toán kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; sau khi kết thúc vụ việc, Trưởng Đoàn liên ngành tổng hợp các khoản thu, chi từ nguồn kinh phí hỗ trợ để thực hiện quyết toán theo quy định hiện hành.

    - Giao cho ngân sách các cấp: Khi lập dự toán phải bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn thành khoản mục riêng và tiến hành điều chỉnh, bổ sung dự toán theo thực tế phát sinh.

    Tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo tại tỉnh Nghệ An được chi trả, lập và quyết toán kinh phí theo các nguyên tắc nào?

    Tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo tại tỉnh Nghệ An được chi trả, lập và quyết toán kinh phí theo các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet) 

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định ra sao?

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 236 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    (1) Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp hoặc một trong các bên tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án giải quyết.

    (2) Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì các bên tranh chấp được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    - Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản (3);

    - Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    (3) Trường hợp các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    - Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mà các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực thi hành.

    Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.

    - Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.

    Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực thi hành.

    (4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khi giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản (3) phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên nghiêm chỉnh chấp hành. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

    (5) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai do Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc do Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.

    (6) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai khi được Tòa án, Trọng tài thương mại Việt Nam yêu cầu để làm căn cứ cho giải quyết tranh chấp đất đai.

    (7) Chính phủ quy định chi tiết việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Điều 236 Luật Đất đai 2024.

    Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

    Căn cứ khoản 4 Điều 108 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

    - Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;

    - Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế thực hiện trong giờ hành chính. Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 10 giờ đêm ngày hôm trước đến đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, ngày lễ theo truyền thống của đồng bào dân tộc; trong thời gian 15 ngày trước và sau thời gian nghỉ Tết âm lịch và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.

    12