Trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng đơn vị khi thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về TTXH được quy định theo pháp luật hiện hành như thế nào?
Nội dung chính
Trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng đơn vị khi thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về TTXH được quy định theo pháp luật hiện hành như thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư 15/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 30/3/2020) quy định trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng đơn vị như sau:
- Tổ chức, chỉ huy, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nội dung quy định tại Mục 1, Chương II của Thông tư này.
- Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cần thiết cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội. Bố trí cán bộ đủ số lượng, đảm bảo chất lượng thực hiện công tác tiếp công dân; tổ chức thực hiện việc luân chuyển cán bộ theo quy định.
- Tổ chức tiếp, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định về các nội dung quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
- Xem xét, ký duyệt hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết việc thực hiện các nội dung quản lý hành chính về trật tự xã hội theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và theo đề xuất của cán bộ, chiến sĩ tiếp công dân.
- Kịp thời xử lý các hành vi lợi dụng thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.