Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu được quy định như thế nào?
Căn Khoản 3 Điều 7 Quyết định 35/2019/QĐ-TTg (Có hiệu lực ngày 15/02/2020) quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu như sau:
- Quán triệt, chỉ đạo, điều phối các hoạt động kiểm tra, giám sát của các lực lượng chức năng trên địa bàn để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh phát hiện xử lý đối với các hành vi vận chuyển, nhập khẩu chất thải, phế liệu không đáp ứng quy chuẩn vào Việt Nam.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn như: Công an, Hải quan, Sở Tài nguyên và Môi trường, Quản lý thị trường... tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề, các cơ sở tái chế phế liệu; đình chỉ, không cho phép hoạt động đối với các làng nghề, cơ sở tái chế gây ô nhiễm môi trường; ngăn chặn việc đưa phế liệu nhập khẩu vào các cơ sở tái chế, sản xuất không đáp ứng đủ điều kiện bảo vệ môi trường.
- Kịp thời tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả công tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan về các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, công tác quản lý các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển phế liệu, công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép phế liệu qua biên giới.
- Định kỳ báo cáo về công tác quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 3 của năm tiếp theo.