Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động trong việc bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo HĐLĐ

Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động trong việc bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo HĐLĐ

Nội dung chính

    Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động trong việc bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo HĐLĐ

    Trách nhiệm của tổ chức đại diện NLĐ trong việc bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo HĐLĐ quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau: 

    - Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

    + Giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

    + Trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức đại diện hợp pháp khác của người lao động tại cơ sở phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động, đồng thời báo cáo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và công đoàn cấp trên trực tiếp hoặc tổ chức đại diện hợp pháp cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có) để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

    - Liên đoàn lao động cấp huyện, cấp tỉnh

    + Chỉ đạo Ban chấp hành công đoàn cơ sở giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

    + Giám sát cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ cùng cấp trong việc chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

    + Phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp yêu cầu người sử dụng lao động chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

    7