Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu mũ bảo hiểm quy định như thế nào?
Nội dung chính
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu mũ bảo hiểm quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT Quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải ban hành thì trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu mũ bảo hiểm được quy định như sau:
- Thực hiện việc chứng nhận hợp quy đối với mũ bảo hiểm do mình nhập khẩu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN; chấp hành việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, gắn dấu hợp quy CR và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng mũ bảo hiểm do mình nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường.
- Ký hợp đồng khi cung cấp mũ bảo hiểm cho tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm.
- Cung cấp 02 bản sao (sao y bản chính) giấy chứng nhận hợp quy hoặc 02 bản sao (sao y bản chính) thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu cho mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm đã ký hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Thông báo bằng văn bản và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Chi cục Quản lý thị trường và Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân nhập khẩu mũ bảo hiểm đăng ký kinh doanh bản sao (sao y bản chính) các tài liệu liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm (giấy chứng nhận hợp quy hoặc thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng) sau 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các biện pháp quản lý chất lượng mũ bảo hiểm.