Thứ 4, Ngày 06/11/2024

Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng và tàu thuyền về phòng, chống cháy, nổ?

Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng và tàu thuyền về phòng, chống cháy, nổ? Văn bản nào quy định điều này?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng và tàu thuyền về phòng, chống cháy, nổ?

    Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng và tàu thuyền về phòng, chống cháy, nổ được quy định tại Điều 113 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017) như sau:

    1. Thuyền trưởng của tàu thuyền hoạt động tại cảng biển có nghĩa vụ thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy, nổ.

    2. Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng biển và của tàu thuyền phải được đặt đúng nơi quy định và luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

    3. Tại tất cả những nơi dễ cháy, nổ hoặc tại các khu vực, địa điểm khác trong cảng, trên tàu thuyền phải có dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn theo quy định của pháp luật.

    4. Những người làm nhiệm vụ tại nơi dễ cháy, nổ trên tàu thuyền, trong cảng phải được huấn luyện thành thạo về nghiệp vụ phòng, chống cháy, nổ.

    5. Tàu thuyền khi tiếp nhận nhiên liệu cần phải:

    a) Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ;

    b) Đóng kín các cửa mạn ở phía cấp nhiên liệu;

    c) Chấp hành mọi quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu;

    d) Bố trí người thường trực ở trên boong và ngay tại nơi tiếp nhận nhiên liệu.

    6. Sử dụng các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng và của tàu thuyền đúng mục đích.

    7. Chỉ tiến hành các công việc có phát ra tia lửa ở trên mặt boong, trong hầm hàng, dưới buồng máy khi nhận được sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải.

    8. Khi tiếp nhận nhiên liệu, không tiến hành những việc sau đây:

    a) Cho tàu thuyền khác cập mạn;

    b) Bơm nhiên liệu qua các loại ống, vòi hoặc khớp nối không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

    9. Việc cho phép thực hiện sửa chữa, vệ sinh tàu thuyền hoặc thực hiện các hoạt động hàng hải khác trong vùng nước cảng biển nếu có thể ảnh hưởng đến phương án phòng, chống cháy, nổ, trước khi quyết định, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống cháy, nổ tại khu vực. Thủ tục thực hiện như sau:

    a) Người làm thủ tục gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

    - Văn bản đề nghị theo Mẫu số 35 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

    - Bản sao phương án phòng, chống cháy nổ.

    b) Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải tổ chức lấy ý kiến và có văn bản trả lời, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

    Trên đây là quy định về Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng và tàu thuyền về phòng, chống cháy, nổ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 58/2017/NĐ-CP.



     

    4