Trách nhiệm của Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trong Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Quy định về trách nhiệm của Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trong Bộ Quốc phòng? Cán bộ, nhân viên tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính? 

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trong Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 18 Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng ban hành kèm Quyết định 3689/QĐ-BQP năm 2022 quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính như sau:

    Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính

    1. Đôn đốc, kiểm tra cán bộ, nhân viên thuộc quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng. Phối hợp với Văn phòng Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh 86 tích hợp, đồng bộ thông tin, dữ liệu liên quan, yêu cầu nghĩa vụ tài chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP.

    2. Giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý, số hóa và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đúng theo quy định.

    3. Trường hợp đến hạn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính chưa hoàn thành phải chủ động gửi thông tin đến Bộ phận Một cửa Bộ Quốc phòng và công bố trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính trước ngày hẹn trả kết quả 01 ngày để tổ chức, cá nhân biết (việc gia hạn và hẹn ngày trả kết quả không quá một lần).

    4. Thường xuyên rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện và khắc phục những sự cố do nguyên nhân kỹ thuật của hệ thống hoặc lỗi của cán bộ, nhân viên thuộc quyền gây ra; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tìm nguyên nhân và giải pháp đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng.

    5. Thông báo, cập nhật đầy đủ, kịp thời những thay đổi của các thủ tục hành chính được công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng. Bảo đảm chất lượng dịch vụ thanh toán trực tuyến và việc bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện theo quy định pháp luật.

    6. Lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định pháp luật có liên quan về lưu trữ. Việc lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử có giá trị như lưu trữ dưới dạng văn bản giấy.

    Trách nhiệm của Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trong Bộ Quốc phòng được quy định ra sao? (Hình ảnh từ internet)

    Cán bộ, nhân viên tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng?

    Theo Điều 19 Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng ban hành kèm Quyết định 3689/QĐ-BQP năm 2022 quy định về cán bộ, nhân viên tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng như sau:

    Cán bộ, nhân viên tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng

    1. Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng.

    2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ điện tử hoặc số hóa hồ sơ giấy đưa lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Quốc phòng; gửi các thông tin phản hồi đến tổ chức, cá nhân theo địa chỉ tổ chức, cá nhân đã đăng ký.

    3. Sử dụng tài khoản giao dịch điện tử đã đăng ký đăng nhập vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng để theo dõi, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định.

    4. Báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị khi phát hiện các hành vi sử dụng hệ thống thông tin không đúng mục đích, các dấu hiệu gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh thông tin để kịp thời xử lý.

    5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tiến hành thu thập thông tin của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

    6. Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kiến thức, kỹ năng về giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

    Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?

    Tại Điều 20 Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng ban hành kèm Quyết định 3689/QĐ-BQP năm 2022 quy định tổ chức, cá nhân có yêu cầu thủ tục hành chính như sau:

    Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thủ tục hành chính

    1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của tài khoản đăng ký và những thông tin khai báo trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng.

    2. Quản lý và giữ bí mật thông tin tài khoản, mật khẩu; trường hợp tài khoản bị mất, đánh cắp hoặc phát hiện có người sử dụng trái phép phải thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý, vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng.

    3. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên hồ sơ điện tử giải quyết thủ tục hành chính; nộp phí, lệ phí, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) trong giải quyết thủ tục hành chính thông qua chức năng thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng hoặc cách thức khác theo quy định của pháp luật.

    4. Phản ánh, kiến nghị với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền về sự không cần thiết, không hợp lý và không hợp pháp của thủ tục hành chính.

    Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Văn phòng Bộ Quốc phòng (qua Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng) để tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định. Các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu, nếu có sự thay đổi thì thực hiện theo quy định tại văn bản thay đổi đó.

    Như vậy, tổ chức và cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính với Bộ Quốc phòng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về trách nhiệm pháp lý, bảo mật thông tin và nghĩa vụ tài chính. Đồng thời, họ có quyền phản ánh, kiến nghị về những bất cập trong thủ tục hành chính. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện cần được báo cáo kịp thời để xem xét và giải quyết. Các quy định pháp luật liên quan cần được cập nhật và thực hiện theo những thay đổi mới nhất.

    30
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ