Tội tàng trữ tiền giả sẽ phải đối mặt với các hình phạt cụ thể nào theo quy định của pháp luật?

Hành vi tàng trữ tiền giả có bị quy định rõ ràng trong Bộ Luật hình sự 2015 không, và nếu có thì người thực hiện hành vi này sẽ phải đối mặt với các hình phạt pháp lý cụ thể nào?

Nội dung chính

    Tội tàng trữ tiền giả sẽ phải đối mặt với các hình phạt cụ thể nào theo quy định của pháp luật?

    Theo quy định tại Điều 207 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:

    1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
    2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
    3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
    4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Thứ nhất, dấu hiệu pháp lý của tội tàng trữ tiền giả:

    Khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quy định của Nhà nước về quản lý tiền tệ.

    Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

    Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp tiền giả ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích trao đổi, mua bán. Điều luật quy định đầy đủ bốn hành vi cụ thể là làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Nếu người phạm tội thực hiện đầy đủ bốn hành vi này thì sẽ định tội danh có đầy đủ các hành vi nêu trên. Nếu không thực hiện đầy đủ thì định tội danh tương ứng với hành vi mà người phạm tội thực hiện.

    Mặt chủ quan: Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

    Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng việc xác định động cơ phạm tội có ý nghĩa rất lớn đối với việc quyết định hình phạt. 

    Thứ hai, hình phạt áp dụng:

    Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Trên đây là nội dung tư vấn về tội tàng trữ tiền giả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.

    Trân trọng! 

    10