Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải làm sao? Tòa trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường hợp nào?

Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải làm sao? Tòa trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường hợp nào?

Nội dung chính


    Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải làm sao?

    Tại Điều 36 Luật Phá sản 2014 có quy đinh về đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:

    1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân, người yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu.

    2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu phải ra một trong các quyết định sau:

    a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

    b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn theo quy định của Luật này.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.

    4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu xem xét lại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau:

    a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

    b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và yêu cầu Tòa án nhân dân thụ lý đơn theo quy định của Luật này.

    5. Quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng. Quyết định này phải được gửi cho người yêu cầu, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Viện kiểm sát nhân dân đã kiến nghị và Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu.

    Như vậy, theo quy định như trên, nếu bạn không đồng ý với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của bạn, thì bạn có thể đề nghị xem xét lại quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

    Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải làm sao? Tòa trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường hợp nào?(Hình ảnh Internet)

    Tòa trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường hợp nào?

    Tại Điều 35 Luật Phá sản 2014 quy định việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:

    1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:

    a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;

    b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật này;

    c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

    d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;

    đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

    2. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn. Tòa án nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định này cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

    Theo đó, tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc vào một trong các trường hợp như trên.

    13