Tổ Thẩm phán với Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên có cơ chế phối hợp trong giải quyết vụ việc phá sản ra sao?

Cơ chế phối hợp giữa Tổ Thẩm phán với Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong giải quyết vụ việc phá sản như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Tổ Thẩm phán với Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên có cơ chế phối hợp trong giải quyết vụ việc phá sản ra sao?

    Cơ chế phối hợp giữa Tổ Thẩm phán với Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong giải quyết vụ việc phá sản được quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về Quy chế làm việc của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:

    - Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được phân công có trách nhiệm gửi cho Cơ quan thi hành án dân sự quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và các quyết định khác theo quy định tại khoản 1 Điều 40, khoản 1 Điều 43, Điều 60, 86, 95, 109, và 114 của Luật phá sản.

    - Khi nhận được văn bản yêu cầu, đề nghị của Chấp hành viên theo quy định tại khoản 1 Điều 115, Điều 125 của Luật phá sản, khoản 2 Điều 179 của Luật Thi hành án dân sự, Tổ trưởng Tổ thẩm phán phải xem xét, giải quyết trong thời hạn pháp luật phá sản quy định và gửi ngay kết quả giải quyết cho Chấp hành viên, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

    11