Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào của nước ta chỉ có 1 huyện đảo?
Nội dung chính
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào của nước ta chỉ có 1 huyện đảo?
Việt Nam có tổng cộng 12 huyện đảo. Trong đó 3 tỉnh, thành phố có 2 huyện đảo gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang.
Thứ tự các tỉnh có một huyện đảo tính từ Bắc vào Nam là Quảng Trị (Cồn Cỏ), Đà Nẵng (Hoàng Sa), Quảng Ngãi (Lý Sơn), Khánh Hòa (Trường Sa), Bình Thuận (Phú Quý), Bà Rịa-Vũng Tàu (Côn Đảo).
Trong đó tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào của nước ta chỉ có 1 huyện đảo là huyện đảo Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng.
Huyện đảo Hoàng Sa được thành lập từ tháng 01/1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km). Huyện Hoàng Sa có diện tích: 305 km2, chiếm 23,76% diện tích thành phố Đà Nẵng.
Để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, ngày 9 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nghị quyết ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ X Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), sáp nhập vào TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào của nước ta chỉ có 1 huyện đảo? (hình từ internet)
Quy hoạch không gian biển quốc gia huyện đảo Hoàng Sa tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 139/2024/QH15 về nội dung phân vùng sử dụng không gian biển, đối với vùng đất ven biển và các đảo, các quần đảo có đến 12 huyện đảo, thành phố đảo trên cả nước.
Theo đó, phát huy tiềm năng, lợi thế của 12 huyện đảo, thành phố đảo để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ, bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử, giá trị văn hóa, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; xây dựng công trình lưỡng dụng, hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đầy đủ, đặc biệt là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong và Nhân dân trên đảo. Một số nội dung cụ thể đối với từng huyện đảo, thành phố đảo như sau:
- Huyện đảo Hoàng Sa: Tiếp tục khẳng định chủ quyền bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; nghiên cứu, xây dựng chính sách phù hợp hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ;
Cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư lấn biển qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì không phải làm gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 75 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định như sau:
Xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
1. Việc xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; trường hợp áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cụ thể thì việc ước tính tổng chi phí phát triển phải bao gồm chi phí lấn biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 72 Nghị định này; trường hợp tổng chi phí phát triển lớn hơn tổng doanh thu phát triển thì phần chênh lệch được tính vào chi phí của dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển.
2. Trong thời hạn không quá 180 ngày kể từ ngày hoàn thành việc lấn biển, chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển phải lập hồ sơ đề nghị quyết toán chi phí lấn biển gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định.
Trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị quyết toán của chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết toán chi phí lấn biển và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Việc xử lý phần chênh lệch giữa chi phí lấn biển đã được quyết toán với chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển khi xác định giá đất cụ thể đối với trường hợp áp dụng phương pháp thặng dư (sau đây gọi là phần chênh lệch) được thực hiện như sau:
a) Trường hợp chi phí lấn biển đã được quyết toán nhỏ hơn chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển thì chủ đầu tư phải nộp phần chênh lệch;
b) Trường hợp chi phí lấn biển đã được quyết toán lớn hơn chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển thì phần chênh lệch được tính vào chi phí của dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển.
4. Trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì không phải thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, trường hợp cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư lấn biển thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì không phải thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 75 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.