Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7286:2003 về bản vẽ kỹ thuật được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Bảng kê bản vẽ kỹ thuật được đặt ở vị trí nào?
Tại Mục 3 TCVN 3824:2008, bảng kê bản vẽ kỹ thuật có thể đặt ngay trên bản vẽ hoặc là một tài liệu riêng biệt và cụ thể như sau:
[1] Bảng kê chi tiết có thể đặt ngay trên bản vẽ hoặc là một tài liệu riêng biệt.
[2] Khi bảng kê chi tiết đặt trên bản vẽ, vị trí của nó phải đặt theo hướng dễ đọc bản vẽ. Bảng kê này có thể kết nối với khung tên (xem TCVN 3821:2008).
- Đường bao của bảng kê có thể vẽ bằng nét liền đậm (kiểu A của TCVN 8-1:2015).
[3] Khi bảng kê chi tiết là một tài liệu riêng biệt, các chi tiết phải được gán cùng với một số như đã được ghi trên bản vẽ gốc.
Tuy nhiên, để phân biệt giữa chú dẫn chi tiết trong bảng kê chi tiết với chú dẫn chi tiết trên bản vẽ gốc, nên thêm từ "Bảng kê" trước con số chú dẫn chi tiết trong bảng kê chi tiết (hoặc thuật ngữ tương tự).
Khổ giấy dùng cho bảng kê chi tiết khi là một tài liệu riêng biệt phải chọn phù hợp với TCVN 7285:2003.
Mặt khác, việc bố trí Bảng kê chi tiết nên bố trí thành các cột, vẽ bằng nét liền đậm hoặc nét liền mảnh (Nét kiểu A hoặc B theo TCVN 8-1:2015), nhằm cho phép nhập thông tin ở phía dưới các tiêu đề sau đây (thứ tự các tiêu đề này là tùy chọn)
- Chi tiết: chỉ ra số chú dẫn chi tiết như đã được ghi trên bản vẽ tương ứng.
- Mô tả: ghi tên gọi của chi tiết. Có thể dùng cách viết tắt nếu như không gây ra nhầm lẫn. Nếu chi tiết là chi tiết tiêu chuẩn (ví dụ: bu lông, đai ốc, đinh tán, v.v…) phải sử dụng tên gọi đã tiêu chuẩn hóa phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
- Số lượng: Ghi tổng số của từng chi tiết riêng biệt, cần thiết cho một bản vẽ lắp hoàn chỉnh.
- Tham chiếu: dùng để xác định rõ các chi tiết chưa được biểu diễn đầy đủ trong bản vẽ gốc, ví dụ các chi tiết đã được biểu diễn trên các bản vẽ khác, các chi tiết tiêu biểu hoặc các chi tiết đã chế tạo sẵn từ trước. Trong trường hợp này, số hiệu của các bản vẽ khác, các tiêu chuẩn tương ứng, mã số hoặc bất kỳ thông tin tương tự khác, có thể ghi vào cột này.
- Vật liệu: ghi loại và chất lượng của vật liệu được sử dụng. Nếu là vật liệu tiêu chuẩn thì phải ghi ký hiệu tiêu chuẩn của nó.
CHÚ THÍCH: Nếu cần thiết, bổ sung thêm các cột cho các yêu cầu riêng.
Cách ghi tỷ lệ bản vẽ kỹ thuật như thế nào?
Theo quy định tại Mục 4 TCVN 7286 : 2003, cách ghi tỷ lệ bản vẽ kỹ thuật được thực hiện như sau:
- Ký hiệu của tỉ lệ dùng trên bản vẽ phải được ghi trong khung tên của bản vẽ đó
- Khi cần dùng nhiều tỉ lệ khác nhau trong một bản vẽ thì chỉ có tỉ lệ chính được ghi trong khung tên, còn các tỉ lệ khác sẽ được ghi ngay bên cạnh con số chú dẫn phần tử trên bản vẽ của chi tiết tương ứng hoặc ngay bên cạnh chữ cái chỉ tên của hình chiếu (hoặc hình cắt) tương ứng.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7286:2003 về bản vẽ kỹ thuật được quy định như thế nào?
Tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7286:2003, tỷ lệ (Scales) bản vẽ kỹ thuật là tỷ số giữa kích thước dài của một phần tử vật thể biểu diễn trong bản vẽ gốc và kích thước dài thực của chính phần tử đó.
Tỷ lệ bản vẽ kỹ thuật hiện nay bao gồm các tỷ lệ như sau:
- Tỷ lệ nguyên hình (Full scale): Tỷ lệ với tỷ số 1:1
- Tỷ lệ phóng to (Enlargement scale): Tỷ lệ với tỷ số lớn hơn 1:1. Tỷ lệ được gọi là lớn hơn do tỷ số của nó tăng lên.
- Tỷ lệ thu nhỏ (Reduction scale): Tỷ lệ với tỷ số nhỏ hơn 1:1. Tỷ lệ được gọi là nhỏ hơn do tỷ số của nó giảm xuống.
Chú thích – Tỷ lệ của một bản in có thể khác với tỉ lệ của bản vẽ gốc.
Ký hiệu đầy đủ gồm có chữ “TỈ LỆ” và tiếp sau đó là tỷ số, như sau:
- TỈ LỆ 1:1 cho tỉ lệ nguyên hình
- TỈ LỆ X:1 cho tỉ lệ phóng to.
- TỈ LỆ 1:X cho tỉ lệ thu nhỏ.
Để không gây ra hiểu nhầm, từ “TỈ LỆ” có thể không ghi
Chú thích: tỉ lệ chọn một bản vẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của đối tượng cần mô tả và mục đích của hình biểu diễn. Trong mọi trường hợp, tỉ lệ được chọn phải đủ lớn để cho phép truyền đạt một cách dễ dàng và sáng sủa các thông tin mô tả. Tỷ lệ và kích thước của vật thể sẽ quyết định kích thước của bản vẽ.
Những chi tiết quá nhỏ, không thể ghi được đầy đủ kích thước ở hình biểu diễn chính, thì phải vẽ ở bên cạnh hình biểu diễn chính theo kiểu hình chiếu riêng phần (hoặc hình cắt) theo một tỉ lệ lớn hơn.